logo

Soạn bài: Bài ca ngất ngưởng (chi tiết)

Hướng dẫn soạn bài Bài ca ngất ngưởng để hiểu hơn về quan niệm làm quan cũng như thái độ coi thường danh lợi tầm thường của nhà thơ Nguyễn Công Trứ. Ông đại diện cho những nhà Nho vô cùng chán ghét chốn quan trường gò bó, bon chen.


Khái quát tác phẩm Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)

Soạn văn 11: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)


Bố cục

- Phần 1 (6 câu đầu): Ngất ngưởng trên con đường công danh, sự nghiệp

- Phần 2 (12 câu tiếp): Ngất ngưởng trong lối sống, suy nghĩ

- Phần 3 (còn lại) : Lời khẳng định về sự ngất ngưởng vô địch


Soạn Bài ca ngất ngưởng

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Trong Bài ca ngất ngưởng, Nguyễn Công Trứ nhắc đến ngất ngưởng khá nhiều lần, có đến 4 lần sử dụng từ này, chủ yếu chúng được đặt cuối các câu 4, 8, 12 và câu cuối.

Tuy nhiên, ở mỗi câu, mỗi văn cảnh thì từ ngất ngưởng đều mang một ý nghĩa không giống nhau:

Cuối câu 4, “ngất ngưởng” là sự thao lược đã “nên tay”, tài năng quân sự đạt đến ngưỡng cao ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.

Cuối câu 8, từ “ngất ngưởng” lại là sự ngang tàng khi đã về hưu, một giọng văn có phần hài hước “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”.

Cuối câu 12, “ngất ngưởng” ngông quá “đủng đỉnh một đôi dì”, ông ngất ngưởng để bụt phì cười
“ngất ngưởng” cuối cùng không đứng cuối câu nữa, nhưng chúng vẫn để cái ngông, cái ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ nổi danh và đứng đầu triều chính.

Xuyên suốt toàn bộ bài thơ, từ “ngất ngưởng” đã mở rộng hơn, thú vị hơn.

Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Khi con người trưởng thành hơn, họ hiểu rằng có những việc mà mình không muốn nhưng vẫn cần, vẫn phải làm. Chỉ có trẻ con mới dễ dàng vô tư chiều theo ý thích và cảm xúc cá nhân. Nguyễn Công Trứ hiểu việc làm quan mất tự do như chim vào lồng không khó có đường bay, song ông vẫn không ngại đem tài năng, sức lực của mình vào vòng trói buộc công danh triều chính, chỉ vì hoài bão một nam nhân trong xã hội, một con người có nghĩa vụ trách nhiệm với dân với nước muốn cống hiến sức mình, tài trẻ cho nước nhà.

Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Con người luôn có một cái tôi bên trong mình, hầu hết ai cũng vậy, nhưng họ có phơi bày ra, có phỗ diễn cho thiên hạ biết hay không lại khác. Nguyễn Công Trứ lấy bài hát nói để thể hiện ra cho xã hội biết rằng mình tự cho mình là ngất ngưởng. Mà cái ngất ngưởng ấy của ông có cơ sở vững chắc. Rằng bởi ông biết rõ tài năng xuất chúng của mình, ông có nguyện vọng và biết dùng tài năng cống hiến cho dân cho nước. Thứ hai, Nguyễn Công Trứ tự hào về những hoạt động tích cực của bản thân với xã hội. Ông lại là người có bản lĩnh mà luôn giữ được cái tôi, cái riêng của tính cách và chất riêng, con người cá tính và không tham danh vọng, có lí tưởng bền lâu.

Nguyễn Công Trứ khẳng định cá tính độc đáo, cá tính khác người, giữa chốn quan trường đầy danh vọng, ông tự cho mình là tay chơi ngất ngưởng không ai trong triều sánh bằng. Tác giả đề cao một lối sống phóng khoáng, tự do tự tại, vượt ra những khuôn mẫu cứng nhắc cổ hủ.

Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Nếu giống nhau hoàn toàn thì các thể thơ hay thế hát nói đã không cần phân chia tên gọi, tất nhiên mỗi thể loại khi đã được đặt tên khác nhau thì chúng phải có nét riêng và độc đáo của thể tài đó. So với thơ Đường luật, thể tài hát nói có nét tự do hơn, nó không quá quy chuẩn và khuôn mẫu quá chặt chẽ như thơ Đường. Thể hát nói vẫn có quy định về số câu, cách chia khổ thế nhưng nó cho phép người viết phá cách ở từng vị trí phù hợp nhất theo ý muốn và dụng ý người viết


Luyện tập

So với Bài ca phong cảnh Hương sơn thì Bài ca ngất ngưởng có một số điểm khác biệt về mặt từ ngữ. Ngôn từ trong Bài ca ngất ngưởngrất phóng khoáng, tự do, có lẽ đây là một đặc điểm khá đặc trưng của thể hát nói mà Nguyễn Công Trứ có thể có một giọng văn ngạo nghễ, cá tính, nhiều câu kể. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền tải nội dung và chất riêng, cái tôi, cá tính tác giả.

Nói về Bài ca phong cảnh Hương Sơn, ta dễ dàng nhìn ra vẻ nhẹ nhàng trong giọng văn, bài ca cũng có nhiều từ miêu tả hương sắc thiên nhiên,Bài ca ngất ngưởng cũng có hình ảnh phảng phất của Phật giáo nhưng không thể bằng được dấu ấn của Phật giáo đậm nét trong Bài ca phong cảnh Hương Sơn. Tác giả vốn là một con người say phong cảnh thiên nhiên và Phật giáo.


Tổng kết tác phẩm Bài ca ngất ngưởng

Soạn văn 11: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) | Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác