logo

Soạn bài: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (chi tiết)

Hướng dẫn soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát để thấy được những tâm sự chất hứa của Cao Bá Quát với danh lợi thực tại đồng thời cảm nhận được khát vọng sống, khát vọng thay đổi của ông trước thời cuộc hỗn loạn.


Khái quát Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát)

Soạn văn 11: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát)


Bố cục

- Phần 1 (4 câu đầu) : Hình ảnh người đi trên bãi cát

- Phần 2 (6 câu tiếp): Tâm sự và tâm trạng của người đi trên bãi cát

- Phần 3 (còn lại): Khúc hát đường cùng


Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát 

Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Bài ca ngắn đi trên bãi cát nhấn mạnh khá rõ về hình ảnh tả thực người đi trên bãi cát. Những hình ảnh chân thực bãi cát dài, trắng xóa theo chiều dọc bờ biển Quảng Bình, Quảng Trị. Các bãi cát thiên nhiên đẹp say đắm lòng người, cũng thật dữ dội, khắc nghiệt mà tác giả từng bắt gặp và ấn tượng trên đường vào Huế.

Người đi trên cát đầy gian khó nhọc nhằn làm hình ảnh tượng trưng, mà tác giả cũng là người trong cuộc. Nó mang ý nghĩa biểu tượng cho những khó khăn, những gian nan sắp và đang đến trên con đường công danh, con đường người nho sĩ phải tự tin và mạnh dạn dấn thân vì sự nghiệp mưu cầu công danh, niềm tự hào cho chính bản thân, gia đình và cả dòng họ

Ở một hướng nhìn khác, hình ảnh tả thực người đi trên bãi cát còn đặt ra một câu hỏi, một khúc mắc mà tác giả và nhiều người khác phân vân suy nghĩ: Con đường bế tắc của xã hội và con người thời đại này?

Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

6 câu thơ được đặt nối tiếp nhau, chúng bổ sung làm rõ nghĩa và nội dung của cả đoạn. Cả 6 câu thơ đều đồng nhất đề cập đến sự nhận thức, hiểu biết của Cao Bá Quát về con đường danh lợi, về danh vọng và sức cám dỗ của danh lợi với bao người, như hơi men khiến người say vô số.

Cao Bá Quát dẫn ra điển tích ông tiên có phép ngủ, tác giả tự giận chính bản thân mình vì không có khả năng như người xưa phải tự trèo non, lội suối vì con đường công danh đã chọn. 

Cũng bởi hai chữ danh lợi mà có bao người phải chịu đèn sách thâu đêm, phải khốn khó vượt đường, điều này đã trở thành quy luật từ xưa đến nay. Cũng không quá khó hiểu bởi chế độ phong kiến chỉ có hai giai cấp cơ bản là địa chủ - nông dân, ngoài đó chỉ có người làm quan, mà con đường ngắn nhất, duy nhất ngoài cầm kiếm để đi đến ghế quan là cây bút và giấy thi, mũi tiêu con đường học hành, thi cử đỗ đạt. 

Bài ca cũng có sự so sánh giữa hình ảnh hơi rượu với những danh vọng cám dỗ, danh lợi như hơi men làm say niềm tin, say lý tưởng khiến bao kẻ mù quáng.

Sáu câu thơ được viết ra thay lời tác giả truyền đạt một tư tưởng rất rõ ràng: danh lợi dễ mù quáng và nhiều người đã say rồi.

Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Người lữ khách khi đi trên bãi cát đã mỏi chân, đã rã rời từng bước, chìm trong tâm trạng chán nản. Sự chán nản là một phần hệ quả khi con người mất niềm tin, mất hy vọng, người đó đang bế tắc, như con đường mù mịt phía trước, mãi chẳng thấy ánh sáng dẫn lối thoát ra. Không chỉ có chán nản, người đi trên cát cũng mang niềm bi phẫn cực độ, để mà tự vấn mình “anh đứng làm chi …?”. Anh ta đang băn khoăn, chọn lựa đi tiếp hay dừng lại, một câu hỏi rất khó khi con đường đang dang dở.

Cao Bá Quát nhìn ra tâm trạng ấy của những người đang lững thững mỏi mệt đi trên bãi cát, đó chính là một tầm tư tưởng cao rộng của Cao Bá Quát. Ông đã hiểu được con đường công danh vất vả, cần đến sự kiên trì của người theo đuổi kia vốn rất vô nghĩa, chế độ khoa cử thật sự đã cũ và không thực sự có ích. Ông cũng đưa ra cho bao con người còn đang say rượu kia một nhận thức mới về tương lai, về con đường danh vọng đầy chông gai, không thể tiếp tục đi trên bãi cát danh lợi mịt mù.

Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Với việc diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật trữ tình, nhịp điệu bài thơ giữ một ý nghĩa quan trọng:

Sự thay đổi độ dài ngắn của câu và cách ngắt nhịp tạo nên nhịp điệu của câu của đoạn của bài thơ. Tác giả sử dụng cách ngắt nhịp linh hoạt 2/3; 3/5 có khi 4/3 diễn tả sự gập ghềnh, trắc trở của con đường nhân vật trữ tình đang đi. Từng nhịp điệu là tâm trạng khi khó nhọc chọn đường danh lợi, khi day dứt muốn quay đầu, khi đau khổ tiếp tục sự mệt mỏi chán chường bước trên con đường của mình mà không thể thức tỉnh ý thức.


Luyện tập

Tại sao Cao Bá Quát khởi nghĩa chống nhà Nguyễn 1854 có lẽ có thể lý giải khi hiểu bài thơ này. Ông là người học chữ, ông nhìn ra cái vô nghĩa của danh lợi tầm thường, thứ trở thành mục tiêu cả đời của bao kẻ sĩ. Cái lối học khoa cử cũ rích đang bào mòn tuổi xuân tri thức của bao người.

Cao Bá Quát có một nhân cách cao cả, không thỏa hiệp với dục vọng bản thân, với thực trạng xã hội đang trên đà suy thoái, ông mang một khát vọng thay đổi cuộc sống, thay đổi tư duy. 


Tổng kết Bài ca ngắn đi trên bãi cát 

Soạn văn 11: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát) | Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác