logo

Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận phân tích (chi tiết)


Soạn văn 11: Luyện tập thao tác lập luận phân tích


Hướng dẫn học bài

Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Những biểu hiện của thái độ tự ti và tự phụ:

Nhiều người lầm tưởng tự ti và tự phụ trái nghĩa nhau hoàn toàn nhưng không hẳn vậy. Chúng khác nhau ở nhiều mặt, ở biểu hiện, tác hại… Tiêu biểu khi nói về biểu hiện của tự ti và tự phụ ta thấy: Tự ti là thiếu niềm tin vào bản thân, người tự ti không dám tin tưởng vào tài năng, sự hiểu biết… của bản thân. Kèm với đó thường là thái độ nhút nhát và không dám bộc lộ bản thân trước nhiều người, có xu hướng lánh xa những nơi đông người. Trong một nhóm được phân công nhiệm vụ, những người tự ti sẽ nép mình giành những nhiệm vụ nhỏ hoặc không dám nhận nhiệm vụ một cách mạnh dạn.

Những người tự phụ thì tự tin quá mức, họ có thể không có năng lực trong công việc nhưng có thừa sự tự tin để nhận những nhiệm vụ có thể là quá sức mình. Họ luôn đề cao quá mức giá trị, tài năng của mình và cho đó hơn người khác. Thậm chí đôi lúc họ bảo thủ cho mình là đúng, hãnh diện quá mức khi làm được việc, dù là việc đó to tát hay bé như con kiến.

Tác hại của tự ti và tự phụ:

Cả tự ti lẫn tự phụ đề có những tác hại của riêng nó. Với người tự ti không có can đảm nhận nhiệm vụ, không tự tin vào năng lực mình thì dễ bỏ lỡ cơ hội trong công việc, tình cảm, lỡ cơ hội phát triển bản thân. Khi có quá nhiều ngại ngùng, họ dễ tách mình khỏi đám đông và năng lực giao tiếp giảm đi, khoảng cách với mọi người ngày càng thu hẹp.

Người tự phụ thì sao? Họ vì tự tin thái quá mà cái tôi lên cao, họ không còn quan tâm nhiều đến ý kiến người khác trong khi có thể ý kiến đó mới là đúng. Nhận thức của họ trở nên thu hẹp và đánh giá sai sự việc, sai bản chất đối tượng, hiểu lầm giá trị bản thân. Tính cách tự phụ trong công việc không giúp những người này gặt hái thành công, đồng nghiệp không mến, bạn bè giãn cách, công việc thiếu suôn sẻ.

Xác định thái độ sống hợp lí:

Với cả tự ti và tự phụ, chúng ta nên có những thái độ sống hợp lí. Cần hiểu bản thân và đánh giá đúng năng lực để phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu của mình và những người xung quanh. Thêm nữa cũng không tự tin thái quá nhưng đừng rụt rè mất niềm tin vào chính mình. Bản thân mỗi người đều là một tiềm lực to lớn.Mỗi người cần tự hoàn thiện mình về cả hiểu biết lẫn đạo đức.

Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Có thể triển khai phân tích các ý sau về nghệ thuật hai câu thơ:

- Từ ngữ giàu hình tượng và cảm xúc, tượng hình tượng thanh qua các từ: lôi thôi (từ láy), ậm oẹ.

- Đảo trật tự cú pháp: lôi thôi + sĩ tử (chủ từ) + vai + đeo lọ (động từ) [câu tiếp theo tương tự] nhằm nhấn mạnh vào dáng điệu và hành động của sĩ tử và quan trường.

- Hình ảnh đối lập mà tạo ra sự thống nhất hài hước: đối lập giữa người đi thi (sĩ tử) và người coi thi (quan trường)

- cảm nghĩ chung về cách thi cử trường ốc ngày xưa theo quan điểm cá nhân của em.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác