logo

So sánh thần thoại và sử thi

Văn học dân gian có rất nhiều thể loại trong đó có thần thoại và sử thi. Thần thoại là những câu chuyện về các vị thần, còn sử thi là những tác phẩm tự sự nói về những anh hùng dũng sĩ. Vậy giữa thần thoại và sử thi có điều gì giống và khác nhau? Hãy cùng Toploigiai so sánh thần thoại và sử thi trong bài viết dưới đây nhé!


1. Thần thoại là gì?

Đúng như cái tên “thần thoại”, đó là là những câu chuyện dân gian kể vể các vị thần, các anh hùng, nhân vật sáng tạo văn hóa nào đó trong quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và con người.

Thần thoại có những đặc trưng sau:

- Thần thoại ra đời từ trong các hoạt động văn hóa tinh thần của người nguyên thủy.

- Thần thoại có tính nguyên hợp bởi thần thoại thể hiện trên nhiều lĩnh vực, nhiều yếu tố khác nhau. Thần thoại vừa là khoa học sơ khai hình thành và phát triển hoàn toàn tự phát nhằm giải thích thế giới; vừa là tôn giáo nguyên thủy phản ánh sự sùng bái tự nhiên của người xưa; vừa là nghệ thuật “vô ý thức” của người cổ đại. Trong thần thoại còn chứa đựng mầm mống của triết học, lịch sử, luật pháp…

- Người xưa rất tin vào các nội dung được kể lại trong thần thoại, vì vậy mà thần thoại thường được diễn xướng trong các nghi lễ, tín ngưỡng của họ.

So sánh thần thoại và sử thi

Thần thoại Việt Nam gồm những nhóm chính sau:

- Thần thoại nói về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự như như thần mưa, thần gió, thần trụ trời, ông trời,…

- Thần thoại nói về nguồn gốc của loài vật như thần lúa,…

- Thần thoại về nguồn gốc con người Việt Nam, các dân tộc như: Lạc Long Quân và Âu Cơ, Mười hai bà mụ,…

- Thần thoại về các anh hùng, tổ sư của nghề theo quan niệm của người cổ như Sơn Tinh – Thủy Tinh, nữ thần nghề mộc,…


2. Sử thi là gì?

Sử thi là những tác phẩm tự sự được lưu truyền trong dân gian với quy mô lớn, ngôn ngữ trong sử thi có vần nhịp, hình tượng nghệ thuật trong sử thi được xây dựng hoành tráng, hào hùng kể về những biến cố lớn trong cộng đồng dân cư cổ đại. Ở nước ta, sử thi là thể loại phổ biến được cộng đồng dân tộc thiểu số lưu giữ và truyền miệng. Ví dụ Sử thi Đăm Săn là sử thi của đồng bào dân tộc Ê-đê.

Sử thi có những đặc trưng sau:

- Về nội dung: Nội dung của sử thi rất rộng lớn, thường kể về các sự kiện trọng đại trong quá khứ của một cộng đồng người, biểu hiện toàn bộ đời sống văn hóa, lịch sử của cộng đồng, thể hiện quá trình vận động của cộng đồng người đó qua các giai đoạn khác nhau trong lịch sử.

- Về nghệ thuật: 

+ Chủ yếu là những câu chuyện kể dưới dạng văn xuôi xen lẫn văn vần.

+ Nhân vật chính thường là những anh hùng có công lao to lớn đối với một cộng đồng người.

+ Thời gian trong sử thì thường là trong quá khứ, không gian chủ yếu là các trận chiến.

+ Lời văn kể trong sử thi rất hào hùng, thành kính và thiêng liêng. Kết hợp với những thành ngữ, tục ngữ, từ ngữ cổ và ngôn từ dân gian như phóng đại, ước lệ.


3. So sánh thần thoại và sử thi

Như vậy, từ việc tìm hiểu về thần thoại và sử thi ở trên, ta có thể dễ dàng so sánh sự giống và khác nhau về thần thoại và sử thi:

- Giống nhau: cả thần thoại và sử thi đều thuộc văn học dân gian.

- Khác nhau:

Tiêu chí so sánh

Thần thoại

Sử thi

Nhân vật trong truyện Các vị thần, các anh hùng, nhân vật sáng tạo văn hóa nào đó Nhân vật trung tâm là những anh hùng, dũng sĩ đại diện cho một thế giới nào đó
Nguồn gốc Ra đời trong trong các hoạt động văn hóa tinh thần của người nguyên thủy. Nguồn gốc từ cộng đồng dân cư cổ đại (ở nước ta thường là dân tộc thiểu số)
Nội dung truyện Nói về nguồn gốc của vũ trụ, các loài vật, các hiện tượng tự nhiên, các anh hùng, tổ nghề. Nội dung của sử thi rất rộng lớn, thường kể về các sự kiện trọng đại trong quá khứ của một cộng đồng người, biểu hiện toàn bộ đời sống văn hóa, lịch sử của cộng đồng, thể hiện quá trình vận động của cộng đồng người đó qua các giai đoạn khác nhau trong lịch sử
Hình thức Văn xuôi Văn xuôi xen lẫn văn vần (các thành ngữ, tục ngữ có tính phóng đại, ước lệ)

--------------------

Trên đây Toploigiai vừa giúp bạn So sánh thần thoại và sử thi. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 31/10/2022 - Cập nhật : 31/10/2022