logo

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn; Vùi nhỏ đỏ xuống dưới hầm tai vạ” diễn đạt điều gì?

Trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi có câu nói “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn; Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” đã diễn đạt những hành động tàn bạo của quân Minh và đây chính là nguyên nhân dẫn đến bùng nổ khơi nghĩa Lam Sơn


“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn; Vùi nhỏ đỏ xuống dưới hầm tai vạ” diễn đạt điều gì?

A. Hành động tàn bạo của quân Minh.

B. Sự phản bội của một số binh lính.

C. Quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta.

D. Cuộc sống khổ cực của nhân dân ta.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Hành động tàn bạo của quân Minh.

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn; Vùi nhỏ đỏ xuống dưới hầm tai vạ” diễn đạt hành động tàn bạo của quân Minh.


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án A

Nướng dân đen trên ngọn lửa hùng tàn

Vùi nhỏ đỏ dưới hầm tai vạ”

Đây là một hình ảnh vừa cụ thể, vừa khái quát như một lời cáo trạng, lời buộc tội quân giặc. Không từ thủ đoạn, quân xâm lược tàn sát người vô tội chẳng những nhằm thỏa mãn thú tính và bản chất hung tàn của chúng mà còn âm mưu diệt chủng dân nước Nam, ép những người không phục tùng chúng phải đi vào chỗ chết. Chẳng những vậy, đối với những cuộc đấu tranh chống lại sự tàn độc của lũ xâm lược, chúng chẳng ngại ngần dìm những cuộc khởi nghĩa vào bể máu, gây cảnh binh đạo.

Dân đen là những kiếp người bé nhỏ, đó là những người ở tận cùng của xã hội, họ là nạn nhân trực tiếp của tội ác mà giặc Minh reo rắc trên bờ cõi đất nước ta.

"Nướng dân đen trên ngọn lửa hùng tàn

Vùi nhỏ đỏ dưới hầm tai vạ”

thể hiện sự tàn bạo của quân Minh


Kiến thức vận dụng về quân Minh


1. Quân đội nhà Minh

Quân đội nhà Minh là bộ máy quân sự Trung Hoa dưới triều đại nhà Minh (1368 - 1644). Bộ máy quân sự được thiết lập từ lực lượng khởi nghĩa Hồng Cân Quân cuối triều Nguyên dưới sự lãnh đạo của Chu Nguyên Chương - người sau đó đã trở thành hoàng đế khai quốc của nhà Minh. Về mặt biên chế, quân đội nhà Minh cũng như các triều đại trước được chia làm hai loại, cấm quân và quân địa phương. Cấm quân được tổ chức thành Tam Đại Doanh gồm Tam Thiên Doanh, Ngũ Đoàn Doanh và Thần Cơ Doanh. Quân địa phương được tổ chức theo chế độ Vệ Sở, binh lính theo đó cha truyền con nối. Chế độ vệ sở của nhà Minh với mục đích nhằm thiết lập một hệ thống quân sự tự cung tự cấp, giảm nhẹ chi phí của triều đình cho quân đội trong khi vẫn duy trì được lực lượng quân sự đông đảo, tuy nhiên từ giữa thế kỷ XV trở về sau, tình trạng tham nhũng, cướp đoạt ruộng đất của binh lính dẫn đến tình trạng đào ngũ, sức chiến đấu quân đội giảm sút. Đến hậu kỳ nhà Minh, chế độ vệ sở chỉ còn trên danh nghĩa, lực lượng quân sự chủ yếu phụ thuộc vào lực lượng đánh thuê hoặc tư binh.

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn; Vùi nhỏ đỏ xuống dưới hầm tai vạ” diễn đạt điều gì?

2. Quân Minh xâm lược nước ta

- Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy vong. Năm 1400, nhà Hồ thành lập. Cuộc cải cách của nhà Hồ chưa đạt được kết quả mong muốn thì quân Minh ồ ạt tiến sang xâm lược.

- Năm 1407, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh.

- Năm 1418, Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo.

- Thắng lợi tiêu biểu của nghĩa quân Lam Sơn

+ Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Lam Sơn (Thanh Hóa) được sự hưởng ứng của nhân dân vùng giải phóng cánh mở rộng từ Thanh Hóa vào Nam.

+ Chiến thắng Tốt Động, đẩy quân Minh vào thế bị động.

+ Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đập tan 10 vạn quân cứu viện khiến giặc cùng quẫn tháo chạy về nước.

icon-date
Xuất bản : 26/11/2022 - Cập nhật : 26/11/2022