Câu trả lời chính xác nhất: So sánh hoạch định chiến lược và hoạch định tác nghiệp:
Cơ sở so sánh |
Hoạch đinh chiến lược |
Hoạch định tác nghiệp |
Ý nghĩa | Hoạch định chiến lược là lập kế hoạch để đạt được tầm nhìn của tổ chức |
Hoạch định tác nghiệp là một quá trình quyết định trước những gì sẽ phải làm để đạt được các mục tiêu chiến thuật của doanh nghiệp
|
Thời gian | Kế hoạch dài hạn | Kế hoạch ngắn hạn |
Tiếp cận | Hướng ngoại | Hướng nội |
Sửa đổi | Nói chung, kế hoạch kéo dài lâu hơn | Kế hoạch thay đổi hàng năm |
Được thực hiện bởi | Quản lí cấp cao nhất | Quản lí cấp trung |
Phạm vi | Rộng | Hẹp |
Nhấn mạnh về | Hoạch định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu | Lập kế hoạch các hoạt động thường ngày của công ty |
Để có thể hiểu hơn về câu hỏi So sánh hoạch định chiến lược và hoạch định tác nghiệp, Toploigiai đã mang tới bài mở rộng sau đây về hoạch định chiến lược và hoạch định tác nghiệp, mời các bạn cùng theo dõi.
a. Khái niệm
Hoạch định chiến lược là quá trình phân tích cơ hội, môi trường và xác định các mục tiêu chiến lược cũng như phân tích đối thủ cạnh tranh. Thông qua những thông tin và phân tích này, người lập hoạch định sẽ thiết lập các mục tiêu và đưa ra các chiến lược để hoàn thành phương án đề ra một cách tốt nhất.
b. Các loại hoạch định chiến lược
Hoạch định các chiến lược là chức năng quan trọng nhất của tiến trình quản trị vì đây là cơ sở định hướng cho các chức năng còn lại của tiến trình. Trong tổ chức, hoạch định các chiến lược được phân chia thành 5 loại:
- Hoạch định chiến lược Marketing
- Hoạch định chiến lược PR
- Hoạch định chiến lược bán hàng
- Hoạch định chiến lược kinh doanh
- Hoạch định chiến lược nhân sự
c. Các bước trong quy trình hoạch định chiến lược hiệu quả
Quy trình hoạch định luôn là một phần nội dung mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần nắm rõ và thực hiện để xây dựng được một chiến lược hoàn chỉnh nhất cùng với đầy đủ cách thức triển khai. Các bước trong quy trình hoạch định này gồm có:
- Xác định tầm nhìn và sứ mệnh: cần xác định được rõ ràng tầm nhìn và sứ mệnh của chính doanh nghiệp mình, như mục tiêu, tầm nhìn và hướng đến của doanh nghiệp
- Nghiên cứu môi trường cả bên trong và bên ngoài: phân tích ngành, thị trường, tính cạnh tranh, và nội bộ bên trong doanh nghiệp. Quá trình phân tích này sẽ giúp doanh nghiệp nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đang phải đối mặt.
- Thiết lập nhiệm vụ và mục tiêu chung: Các mục tiêu được đưa ra cần phải được thiết kế cụ thể để đạt được các mục tiêu, chức năng lớn hơn như mục tiêu tài chính, vận hành, tiếp thị, nhân sự,..
- Chọn lựa các chiến lược phù hợp: Xây dựng các mục tiêu dài hạn, các mục tiêu này sẽ định hướng cho các nhà hoạch định trong việc lựa chọn các chiến lược cụ thể. Các chiến lược sẽ được lựa chọn ở 2 cấp độ chính là cấp độ chiến lược kinh doanh và cấp độ chiến lược công ty.
- Phân bổ nguồn nhân lực để triển khai: tiến hành thay đổi cơ cấu tổ chức và phân bổ nguồn nhân lực sao cho phù hợp nhất với khả năng và quyền hạn để đạt được hiệu quả triển khai cao nhất.
- Giám sát và đánh giá kết quả chiến lược: Các chiến lược đã được triển khai phải được liên tục giám sát chặt chẽ, liên tục điều chỉnh và đánh giá về các mặt: kết quả hoạt động, văn hóa, giao tiếp, báo cáo dữ liệu, và các vấn đề khác về quản trị chiến lược đang diễn ra. Các nhà hoạch định chiến lược cần nắm bắt sự thay đổi của các điều kiện này rồi từ đó thay đổi các mục tiêu cho phù hợp.
a. Khái niệm
Hoạch định tác nghiệp (Operational Planning) là quá trình xác định trước các hoạt động hằng ngày của một doanh nghiệp. Vai trò của hoạch định tác nghiệp là hỗ trợ cho hoạch định chiến lược nhằm hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp.
Quá trình này còn có khả năng thúc đẩy các mục tiêu ngắn hạn của các doanh nghiệp và phương thức để đạt được mục tiêu ấy “lộ diện”. Hoạch định tác nghiệp bao gồm các hoạt động kinh doanh thường xuyên, diễn ra trong thời gian ngắn.
b. Tiến trình và các nội dung cụ thể của hoạch đinh tác nghiệp
- Với kế hoạch đơn dụng:
+ Chương trình (qui mô lớn) như: đưa chương trình người lên mặt trăng, chương trình xoá đói giảm nghèo hoặc đơn giản như chương trình nâng cao trình độ ngoại ngữ của bộ phận tiếp tân của một khách sạn.
+ Dự án (qui mô nhỏ): Là một phần tách rời từ chương trình, có những chỉ dẫn cụ thể về công việc, được giới hạn nghiêm ngặt về nguồn lực sử dụng và thời gian hoàn thành.
+ Kế hoạch ngân sách: Là một biểu mẫu về các nguồn tài chánh được phân bổ cho những hoạt động đã định, trong một khoảng thời gian dự kiến. Ngân sách là thành tố quan trọng của chương trình và dự án là công cụ để kiểm soát hiệu quả hoạt động của đơn vị.
- Với kế hoạch thường xuyên:
Hướng vào những họat động có khả năng hoặc chắc chắn lặp lại ở tương lai, gồm:
+ Chính sách: Là những đường lối chỉ đạo tổng quát để làm quyết định, ví dụ chính sách đãi ngộ chất xám, chính sách phân phối thu nhập….
+ Thủ tục: Là những hướng dẫn chi tiết để thực hiện chính sách trong một hoàn cảnh cụ thể.
+ Qui định, qui tắc: Các tuyên bố về một số việc được phép hay không được phép làm
Qua phần tìm hiểu về hoạch định chiến lược và hoạch đinh tác nghiệp, ta có thể rút ra so sánh về 2 loại hoạch định như sau:
Cơ sở so sánh |
Hoạch đinh chiến lược |
Hoạch định tác nghiệp |
Ý nghĩa | Hoạch định chiến lược là lập kế hoạch để đạt được tầm nhìn của tổ chức |
Hoạch định tác nghiệp là một quá trình quyết định trước những gì sẽ phải làm để đạt được các mục tiêu chiến thuật của doanh nghiệp
|
Thời gian | Kế hoạch dài hạn | Kế hoạch ngắn hạn |
Tiếp cận | Hướng ngoại | Hướng nội |
Sửa đổi | Nói chung, kế hoạch kéo dài lâu hơn | Kế hoạch thay đổi hàng năm |
Được thực hiện bởi | Quản lí cấp cao nhất | Quản lí cấp trung |
Phạm vi | Rộng | Hẹp |
Nhấn mạnh về | Hoạch định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu | Lập kế hoạch các hoạt động thường ngày của công ty |
---------------------------------------
Trên đây là bài tìm hiểu mở rộng của Toploigiai về câu hỏi So sánh hoạch định chiến lược và hoạch định tác nghiệp. Hi vọng thông qua bài mở rộng trên, Toploigiai có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về câu hỏi.