logo

So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Ngữ văn 7 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.


Trả lời câu hỏi: So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn

* Giống nhau: đều có cấu tạo là 1 từ hoặc cụm từ, lược thành phần câu làm câu ngắn gọn.

* Khác nhau: 

- Câu đặc biệt:

+ Cấu tạo của câu không có thành phần chủ ngữ vị ngữ vì vậy không thể khôi phục chủ vị.

+ Từ và cụm từ luôn làm trung tâm của cú pháp

- Câu rút gọn:

+ Là câu đơn gồm có hai thành phần đã bị lược bỏ đi chủ ngữ hoặc vị ngữ, khi nói hoặc viết sẽ trở thành câu rút gọn.

+ Dựa vào hoàn cảnh cụ thể mà có thể xác định được thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ bị lược bỏ trong câu.

+ Tùy trường hợp mà có thể khôi phục câu rút gọn.

Ví dụ:

- Lại gió! cơn gió rét buốt.

“Lại gió” là câu đặc biệt vì nó không theo mô hình chủ ngữ-vị ngữ và không thể khôi phục các thành phần nào được.

- Đi học không?

Đây là câu rút gọn vì khi khôi phục ta được câu hoàn chỉnh theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ bằng cách thêm chủ ngữ cho câu “Lan đi học không?”

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về câu đặc biệt và câu rút gọn dưới đây nhé!


Kiến thức tham khảo về câu đặc biệt và câu rút gọn. 


1. Câu đặc biệt

a) Thế nào là câu đặc biệt?

- Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình cụm chủ ngữ – vị ngữ như các câu thông thường. Hay nói cách khác, câu đặc biệt là kiểu câu không tuân theo bất kỳ quy tắc ngữ pháp nào.  

- Ví dụ về câu đặc biệt:

+ “Mừng quá! Lần thi được điểm 10!” –  thì “Mừng quá!” là câu đặc biệt. 

+ “Ôi! Trời lại mưa rồi” – thì “Ôi!” là câu đặc biệt. 

+ “Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.” – Khánh Hoài.

+ Có thể thấy “Ôi, em Thủy!” là một câu đặc biệt vì không thể có chủ ngữ và vị ngữ.

b) Tác dụng câu đặc biệt là gì

Câu đặc biệt được sử dụng có các mục đích cụ thể như:

- Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.

Ví dụ: Một đêm mưa. Người mẹ lết tấm thân nhọc nhằn ôm đứa con đi xin sữa.

“Một đêm mưa” là câu đặc biệt xác định thời gian.

“Đêm Giáng Sinh. Cái lạnh như “cắt da cắt thịt” vẫn không đủ để xua tan đi sự cô đơn trong lòng”. 

=> “Đêm giáng sinh” là một câu đặc biệt dùng để xác định thời gian. 

“Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi.” – Nguyên Hồng

-  Bộc lộ cảm xúc trong câu nói.

Ví dụ: “Lạy trời! Điểm của nó vừa đủ để xét tốt nghiệp.”

“Lạy trời” là câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc của người nói: cảm xúc vui mừng khi được xét tốt nghiệp

“Trời ơi!”, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn.” – Khánh Hoài

“May quá! Điểm của tao vừa đủ để qua môn!”

=> “May quá!” là câu đặc biệt dùng để bộc lộ cảm xúc vui mừng của người nói khi vừa đủ điểm qua môn, không phải học lại. 

- Chức năng để gọi đáp.

Ví dụ: “Nam ơi! Nam à! Nó kêu lên khi thấy bóng lưng giống bạn thân của nó.”

“Nam ơi! Nam à!” là câu đặc biệt có chức năng gọi – đáp.

“An gào lên:

– Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!

– Chị An ơi!

Sơn đã nhìn thấy chị.” – Nguyễn Đình Thi

“Hoa ơi! Hoa ơi! – Hồng kêu lên khi thấy một người có dáng người giống bạn của mình”.

=> “Hoa ơi! Hoa ơi!” là câu đặc biệt có chức năng dùng để gọi đáp. 

Hay: “Thanh ơi! Xuống đây mẹ bảo! – Dạ”

=> “Thanh ơi!” là câu đặc biệt được dùng với chức năng gọi. “Dạ!” là câu đặc biệt có chức năng dùng để đáp. 

So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn

- Dùng liệt kê hoặc thông báo của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: “Buổi sớm trên sân trường thật trong lành. Tiếng chim. Tiếng tiếng trống trường.”

“Tiếng chim. Tiếng trống trường” là câu đặc biệt có tác dụng liệt kê các âm thanh buổi sáng sớm trên sân trường.

→ Câu đặc biệt có nhiều chức năng và sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Rất nhiều bạn nhầm lẫn câu đặc biệt và câu rút gọn, làm thế nào để phân biệt chúng với nhau, chúng tôi sẽ có phần phân loại bên dưới, các em đón xem.


2. Câu rút gọn

a) Câu rút gọn là gì?

- Hiểu đơn giản, câu rút gọn là những câu bị lược bỏ một số thành phần nào đó trong câu, có thể là chủ ngữ hoặc vị ngữ hoặc cả chủ ngữ và vị ngữ. Tùy theo hoàn cảnh và mục đích cụ thể mà ta có thể lược bỏ thành phần phù hợp; đảm bảo đúng nội dung cần truyền đạt và câu văn không bị cộc lốc, khiếm nhã.  

- Cho ví dụ minh họa về câu rút gọn như sau:

Lan hỏi Hoa: “Bao giờ thì cậu đi Hà Nội?”. 

+ Hoa: “Ngày mai tớ đi Hà Nội” (Câu hoàn chỉnh, đầy đủ các thành phần).

+ Hoa: “Ngày mai đi” (Câu rút gọn, đã lược bỏ phần chủ ngữ).

- Thông thường, câu rút gọn được dùng phổ biến trong văn nói, trong các đoạn hội thoại giao tiếp giữa những người cùng cấp bậc hoặc những người thân quen. Tuy nhiên, câu rút gọn cũng được trong thơ ca, câu tục ca dao, tục ngữ.

- Ví dụ câu ca dao:

“Học ăn, học nói, học gói, học mở”

+ Câu đầy đủ: “Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở”. 

- Câu rút gọn chủ ngữ:

Ví dụ: A nói với B: – Sáng mai đi chơi nhé.

Câu "Sáng mai đi chơi nhé” là câu rút gọn. Thành phần bị rút gọn là chủ ngữ.
Câu đầy đủ là: Sáng mai tớ với cậu đi chơi nhé.

- Câu rút gọn vị ngữ:

Ví dụ: A hỏi nhóm bạn: – Sáng mai ai đi chơi công viên không?

B,C đồng thanh: Mình.

Câu “Mình” là câu rút gọn thành phần vị ngữ.

Câu đầy đủ là: Sáng mai mình đi chơi công viên.

- Câu rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ:

Ví dụ: A nói với B: -Bao giờ cậu về quê?

B: Cuối tuần này.

Câu: “Cuối tuần này” là câu rút gọn thành phần trạng ngữ.

Câu đầy đủ: Cuối tuần này mình sẽ về quê.

b) Tác dụng của câu rút gọn

Thực tế, việc sử dụng những câu rút gọn trong giao tiếp mang đến rất nhiều lợi ích cho người nói, có thể kể đến như:

- Giúp cho câu văn ngắn, gọn, xúc tích hơn mà vẫn đảm đảo đúng nội dung thông tin truyền đạt.

- Tránh tình trạng trùng lặp từ ngữ của những câu nói trước đó.

- Lược bỏ chủ ngữ giúp câu mang ý nghĩa tổng quát hơn. Từ đó, người nghe sẽ tiếp nhận thông tin được nhanh và chính xác hơn. 

- Ngụ ý hành động, suy nghĩ trong câu dùng chung cho tất cả mọi người nên ai cũng có thể hiểu được. 

- Ngoài ra, rút gọn câu còn có tác dụng nhấn mạnh và người nghe sẽ tập trung vào nội dung chính nhiều hơn. 

icon-date
Xuất bản : 24/03/2022 - Cập nhật : 29/11/2022