logo

Giải thích câu tục ngữ "Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

Hướng dẫn lập dàn ý Giải thích câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” hay nhất. Với các bài dàn ý và văn mẫu được tổng hợp và biên soạn dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé! 

Đề bài: Giải thích câu tục ngữ 

“Một cây làm chẳng nên non 

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”


Dàn ý Giải thích câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

1. Mở bài

Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp tạo ra sức mạnh giúp dân tộc ta làm nên những sự nghiệp lớn lao.

2. Thân bài

a. Giải thích

Nghĩa của câu tục ngữ: chia rẽ, đơn lẻ thì yếu; đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh để đi tới thành công.

b. Chứng minh

+ Trong thực tế lịch sử

- Nhân dân ta đoàn kết chiến đấu và chiến thắng nhiều giặc ngoại xâm, dù chúng mạnh hơn ta rất nhiều.

- Nhân dân ta đoàn kết trong lao động sản xuất: đắp đê, ngăn lũ lụt, bảo vệ mùa màng...

+ Trong đời sống

Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch, đoàn kết là yếu tố quyết định mọi thành công. Đó là bài học lớn mà người xưa nhắc nhở chúng ta luôn phải ghi nhớ. Bác Hồ từng khẳng định Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.

3. Kết bài

Là học sinh, em cùng các bạn xây dựng tinh thần đoàn kết trong tổ, trong lớp để giúp nhau cùng tiến bộ.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao” nhé

Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Giải thích câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” - Mẫu số 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Cũng đồng quan điểm đó, ông cha ta đã gửi gắm lời khuyên qua câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Đầu tiên, cần hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ trên. Nếu xét về nghĩa đen, một cây không thể làm nên núi rừng rộng lớn, mà một khu rừng được tạo thành bởi rất nhiều cây cối. Còn xét về nghĩa bóng, “một cây” chỉ sự tồn tại riêng lẻ, đơn độc, “ba cây” chỉ một tập thể to lớn, hành động “chụm lại” nói đến sự đoàn kết, hợp nhất một lòng sẽ tạo thành “núi cao” có nghĩa là đích đến, thành công hay thắng lợi. Câu tục ngữ đề cao vai trò của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống của con người.

Đôi khi, chúng ta không thể tự mình hoàn thành được mọi công việc trong cuộc sống. Chỉ có cùng nhau đoàn kết lại mới có thể hoàn thành được những việc lớn lao trong cuộc sống. Trong quá khứ, dưới sự lãnh đạo của những vị tướng lĩnh tài ba, nhân dân ta đã cùng nhau chống lại kẻ thù xâm lược. Từ cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng, bà Triệu đến Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân. Rồi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng hay cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo vương - Trần Quốc Tuấn ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông… Còn trong cuộc sống hôm nay, tinh thần đoàn kết của mỗi công dân được thể hiện từ những hành động như: chung tay đẩy lùi đại dịch Covid-19, giúp đỡ đồng bào miền Trung chịu ảnh hưởng của thiên tai, nói không với những thông tin chống phá lại nhà nước… Không chỉ là đoàn kết trong một nước, mà ngay cả nhân loại cũng phải đoàn kết trong những vấn đề có tính toàn cầu như bảo vệ môi trường, chống lại chiến tranh hạt nhân, nạn phân biệt chủng tộc… để xây dựng một thế giới văn minh hơn.

Với một học sinh, sự đoàn kết được thể hiện trong chính môi trường lớp học. Đó là sự giúp đỡ giữa các thành viên trong lớp, thực hiện tốt các nội quy của lớp, của trường, tích cực rèn luyện…

Tóm lại, câu tục ngữ chứa đựng bài học sâu sắc về cuộc sống. Bởi “Đoàn kết là sức mạnh vô địch” giống như lời khuyên của chủ tịch Hồ Chí Minh.


Giải thích câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” - Mẫu số 2

Từ ngàn xưa, con người đã nhận thức được rằng để hoàn toàn có thể sống sót và tăng trưởng thi cần phải đoàn kết. Có đoàn kết mới vượt qua được những trở lực, khó khăn vất vả của đời sống … Chính vì vậy ông cha ta đã khuyên con cháu phải đoàn kết bằng câu ca dao giàu hình ảnh :
Một cây làm chẳng nên non ,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao .
Đoàn kết tạo ra sức mạnh, giúp ta làm ra những việc làm lớn lao. Thực tế đời sống chiến đấu và lao động của dân tộc bản địa ta từ xưa đến nay đã chứng tỏ hùng hồn điều đó. Đất nước Nước Ta có được như ngày thời điểm ngày hôm nay là do đâu ? Non sông Nước Ta ta đẹp tươi như ngày thời điểm ngày hôm nay là nhờ đầu ? Phải chăng chính là nhờ ý thức đoàn kết tương hỗ, yêu dấu đùm bọc lẫn nhau của nhân dân ta từ Nam chí Bắc, mấy chục triệu người chung một lòng, chung một chí hướng đánh giặc. Trải qua mấy chục thế kỉ, quốc gia ta nhiều lần bị những triều đại phong kiến phương Bắc như Tống, Nguyên, Minh, Thanh … xâm lược. Chúng muốn cướp quốc gia ta, bắt nhân dân ta làm nô lệ. Chúng ỷ quân đông, thế mạnh, mưu đồ thống trị vĩnh viễn nhưng dân tộc bản địa ta đã đoàn kết vùng dậy đấu tranh, làm ra thắng lợi. Đế quốc Nguyên – Mông nức tiếng hùng mạnh, đi đến đâu cỏ không mọc được đến đấy, đã từng thu phục bao nhiêu chư hầu, nhưng ba lần xâm lược nước ta là ba lấn đại bại. Quân dân nhà Trần đoàn kết nhất trí, đồng tâm giết giặc. Từ những vị bô lão trong hội nghị Diên Hồng đến thiếu niên Trần Quốc Toản, từ danh tướng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đến chàng trai đan sọt làng Phù Đổng … Tất cả đều đồng lòng sát cánh và đã làm nên thắng lợi oanh liệt muôn đời .
Đến thế kỉ XX, dân tộc bản địa Nước Ta tuy đất không rộng, người không đông nhưng đã vượt mặt hai đế quốc lớn là Pháp và Mĩ. Nếu chỉ tính sức mạnh vương quốc bằng sự giàu sang, bằng trình độ kĩ thuật văn minh, bằng vũ khí tối tân, bằng số lượng binh lính … thì Nước Ta ta đã triển khai một cuộc cuộc chiến tranh không cân sức. Nhưng nhân dân ta đã đoàn kết thành một khối bền vững và kiên cố, cùng nhau chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Hơn nữa, dân tộc bản địa ta đã đoàn kết với những dân tộc bản địa yêu lẽ phải trên khắp năm châu, trong đó có nhân dân văn minh Pháp và Mĩ … Vì thế, tất cả chúng ta đủ sức mạnh để tạo ra sự thắng lợi vĩ đại .

Trong cuộc sống lao động, đoàn kết cũng giúp ta có sức mạnh phi thường. Nhìn con đê bên bờ sông Hồng làm nhiệm vụ ngăn lũ lụt cho cả vùng châu thổ Bắc Bộ, bảo vệ vựa lúa nuôi sống bao người, ta càng thấy rõ sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Công trình thuỷ điện sông Đà đưa ánh sáng đến cho mọi nhà không thể nào hoàn thành được nếu thiếu bàn tay, khối óc của hàng vạn kĩ sư, công nhân Việt Nam Với chuyên gia các nước bạn. Những giàn khoan trên biển Đông đưa dầu khí lên làm giàu cho đất nước cũng lả công trinh của sức mạnh đoàn kết. Chúng ta có thể kể thêm rất nhiều ví dụ khác nữa để chứng minh.

Câu ca dao đơn giản và giản dị nhưng tiềm ẩn bài học kinh nghiệm thâm thúy về sự đoàn kết. Đoàn kết là cội nguồn của sức mạnh, là yếu tố rất là quan trọng trong cuộc đấu tranh sống sót và tăng trưởng của con người. Bác Hổ đã từng căn dặn tất cả chúng ta : Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công xuất sắc, đại thành công xuất sắc. Nối tiếp truyền thống lịch sử đoàn kết của cha ông, chúng em đã kiến thiết xây dựng tinh thẩn đoàn kết trong tổ, trong lớp, trong trường. Tình đoàn kết đã tăng thêm sức mạnh cho chúng em, giúp chúng em đạt được những tác dụng tốt đạp trong học tập và rèn luyện .


Giải thích câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” - Mẫu số 3

Tình yêu thương đoàn kết là truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Trong bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước vẻ vang, nhân dân ta đã phát huy tình thương yêu, đoàn kết, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc lâu bền.

Bài học về tình thương và đoàn kết đã ăn sâu vào tâm hồn dân tộc. Vì thế, nhân dân ta thường nhắc nhở nhau:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

"Một cây" chẳng thể nào làm nên núi "nên non ", nên rừng. Đó là một sự thật hiển nhiên. Nhưng "ba cây", tượng trưng cho nhiều cây, rừng cây thì có thể tạo nên non, "nên núi", không phải là núi thấp, mà là "núi cao". Từ "một cây" đã chuyển thành "ba cây", số lượng đã thay đổi thì chất lượng cũng biến đổi. Nhưng yếu tố quyết định của sự vận động từ “lượng " thành "chất" là sự "chụm lại " của "ba cây", nên mới có hiện tượng thiên nhiên sừng sững "hòn núi cao" kia. "Chụm lại" là hành động, là biểu hiện tâm lí thể hiện sự hợp lực, đồng lòng, là sự gắn bó đoàn kết. "Cây " trong câu tục ngữ được nhân hóa, trở thành một biểu tượng rất sống động và thấm thía về nhân dân, nói lên tình thương yêu đoàn kết dân tộc. Qua câu tục ngữ nhân dân ta nêu lên một bài học quý báu về tinh thần đoàn kết, gắn bó mật thiết với nhau trong cộng đồng dân tộc.

Lịch sử và cuộc sống, thơ văn và thực tế đã có biết bao thí dụ sống động nói về tình đoàn kết dân tộc.

Từ thời xa xưa, với công cụ thô sơ, người Việt đã bạt rừng, lấn biển, đắp đê đào kênh để làm nên những cánh đồng màu mỡ, xanh tươi:

Việt Nam đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa đâu Trời đẹp hơn.

Con đê sông Hồng, sông Thái Bình sừng sững như bức trường thành, dài hàng trăm cây số là kết tinh từ sức mạnh đoàn kết, chung lưng đấu cật của hàng triệu triệu con người qua hàng ngàn năm lao động.

Nhờ công ơn của nữ tướng Lê Chân mà có ấp An Biên những năm đầu Công nguyên. Và mồ hôi, xương máu của bao thế hệ "chụm lại" mà ta có thành phố Cửa biển to đẹp như ngày nay. Nhờ công ơn bao thế hệ mở cõi mà ngày nay nhân dân ta có một giang sơn gấm vóc trái dài, trái rộng từ Bắc chí Nam.

Tiếng hô: "Quyết chiến! Quyết chiến!" của các bô lão vang lên khắp điện Diên Hồng thời nhà Trần trong thế kỉ XIII không chỉ biểu thị cho tinh thần yêu nước bất khuất mà còn thể hiện sức mạnh lớn lao của nhân dân Đại Việt quyết chiến quyết thắng quân xâm lược Mông cổ, như Trần Quốc Tuấn đã nói: "Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức"
Đoàn kết là sức mạnh. Đoàn kết để chiến thắng ngoại xâm. Đoàn kết để khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế. Từ ngày miền Nam giải phóng đến nay, sức lao động của bộ đội và nhân dân đã làm thay đổi bộ mặt Đồng Tháp Mười, vùng đồng cói mênh mông đã trở thành vựa lúa Long An.

Công trình thủy điện Hòa Bình, đường dây dẫn điện cao thế Bắc - Nam, xây dựng con đường Trường Sơn cũng như hàng nghìn công trình khác trên mọi miền đất nước hiện nay đã làm sáng tỏ một chân lí vĩ đại: "... Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

Em nhớ mãi bài thơ của Bác Hồ nói về sức mạnh đoàn kết, về ý chí, sự đồng sức, đồng lòng cho con người niềm vui lớn:

"Hòn đá to

Hòn đá nặng

Nhiều người nhắc

Nhắc lên đặng!"

Nhân dân ta đã biến lời dạy của Hồ Chủ tịch thành hiện thực: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. Và dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ sức mạnh đoàn kết được nhân lên gấp bội, nhân dân ta đã đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất Tổ quốc. Đoàn kết để hàn gắn vết thương chiến tranh; đoàn kết để dựng lại đất nước ta sau những năm dài chiến tranh “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Câu tục ngữ:

"Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

Đã làm cho mỗi chúng ta thêm thấm thía về bài học đoàn kết. Nó thắp sáng niềm và lòng tự hào dân tộc trong mỗi con người Việt Nam. Sức mạnh Việt Nam bắt nguồn từ tình yêu thương đoàn kết dân tộc.


Giải thích câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” - Mẫu số 4

Ông cha ta ngày xưa đã dặn:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Câu tục ngữ nhằm răn dạy chúng ta phải biết đoàn kết, đồng tâm hiệp lực, giúp đỡ nhau để làm nên được những việc lớn. Vậy “một cây” là gì? “Ba cây” là gì? Tại sao “một cây làm chẳng nên non” còn “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”?

Thông qua câu tục ngữ, ta có thể hiểu “một cây” là một người, một bộ phận nhỏ bé của xã hội. Còn “ba cây” là nhiều người, là toàn xã hội. “Một cây làm chẳng nên non”có nghĩa là một người thì khó có thể làm nên được việc. “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là có nhiều người cùng làm thì việc sẽ hoàn thành. Cả câu có nghĩa là: Chỉ có một người thì không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công. Câu này được sử dụng nhằm kêu gọi mọi người hãy đoàn kết cùng chung sức làm việc.

Câu tục ngữ đã được thể hiện từ ngàn xưa. Minh chứng là nhân dân ta đã cùng nhau đứng lên chống lại giặc phương Bắc xâm lược thời Lý, Trần. Rồi chúng ta lại cùng nhau đánh thắng cả những cường quốc về quân sự như Anh, Nhật, Mĩ. Ta còn thấy câu tục ngữ này vẫn còn đúng trong thời đại ngày nay. Điển hình như việc Đồng báo miền Trung đang phải chống chọi với cơn lũ lớn nhất trong lịch sử. Nếu chỉ có một số lượng nhỏ người dân chúng ta đóng góp cứu trợ thì chỉ giúp được rất ít đồng bào đang oằn mình trong cơn lũ dữ. Nhưng nếu như cả nước chúng ta cùng hợp sức, chung tay giúp đỡ thì mọi đồng bào sẽ được hỗ trợ, cứu giúp. Cũng như việc chúng ta chấp hành pháp luật vậy. Lấy ví dụ như khi nhà nước ban hành luật bắt buộc mọi người phải đội mũ bảo hiểm. Nếu khi ấy chỉ có một bộ phận nhỏ người dân nghiêm chỉnh chấp hành thì tỉ lệ giao thông liệu có giảm? Nhưng khi mọi người đã biết cùng nhau chấp hành bằng việc đội mũ bảo hiểm thì số vụ tai nạn đã giảm đáng kể. Ta cũng có thể thấy được tinh thần đoàn kết thông qua việc giữ gìn văn minh. Cụ thể là việc xả rác nơi công cộng. Nếu chỉ có một người dân có ý thức bỏ rác vào thùng thì đường phố sẽ đầy rác, mất vệ sinh, từ đó có thể gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm đến con người. Nhưng khi tất cả đều có ý thức thì đường phố sẽ sạch đẹp, văn minh.

Ta có thể thấy tinh thần đoàn kết là rất cần thiết để xây dựng một xã hội, đất nước lớn mạnh, giàu đẹp. Vậy mà vẫn có những cá nhân, tập thể nhỏ lẻ muốn phá vỡ sự đoàn kết ấy. Họ là những người không thực hiện, không tuân theo những quy tắc của xã hội, đi ngược lại những quy định của nhà nước, cộng đồng như xả rác bừa bãi, không chấp hành pháp luật, không tuân thủ luật lệ giao thông. Họ còn là những người chỉ biết đến bản thân, không có lòng thương yêu đồng loại, không biết giúp đỡ người khác… Không những thế nhiều người còn lập ra tổ chức phản động nhằm chống đối chính quyền, chia rẽ đất nước, dân tộc. Những hành động ấy của họ thật đáng chê trách.

Chúng ta có thể thể hiện tinh thần đoàn kết dù chỉ bằng những việc nhỏ nhặt như trong môi trường học đường thì giúp đỡ bạn bè học tập, tham gia các phong trào do trường lớp, địa phương tổ chức như chiến dịch “Mùa hè xanh”. Ngoài xã hội thì ta có thể chung tay giúp đỡ các cụ già neo đơn, những hoàn cảnh còn khó khăn, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai lũ lụt. Những việc làm ấy dù nhỏ nhoi, ít ỏi nhưng cũng một phần nào chia sẻ, giúp đỡ được cộng đồng.

Tinh thần đoàn kết thông qua câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

thật là lớn lao và ý nghĩa. Mỗi chúng ta hãy cùng nhau chung tay góp sức xây dựng một xã hội đầy ắp tình người. Vì “một cây” sẽ chẳng bao giờ làm nên được một thế giới tốt đẹp hơn.


Giải thích câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” - Mẫu số 5

Ca dao là một trong những viên ngọc sáng của kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Ca dao Việt Nam phong phú về nội dung, đẹp về hình thức. Bên cạnh mảng ca dao trữ tình, trào phúng,… còn có những bài ca dao về đề tài khuyên bảo, dạy dỗ của người đời về tinh thần đoàn kết. Đây là câu ca dao mà ta thường nhắc nhở nhau:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Vậy câu ca dao trên mang ý nghĩa gì?

Suy ngẫm về câu ca dao này, chúng ta thấy hiện lên hai tầng nghĩa quen thuộc: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tầng nghĩa đen khẳng định sự lẻ loi, đơn độc của một cái cây nếu nó đứng một mình. Bản thân cái cây đó thật nhỏ bé. Nhưng nếu có nhiều cây sẽ tạo nên một khu rừng. Thế nhưng hiểu ca dao theo nghĩa đen thì rất nông cạn. Tầng nghĩa bóng có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều. Câu ca dao khuyên chúng ta phải biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, để có thể chinh phục thiên nhiên, chống ngoại xâm, khắc phục khó khăn, cải tạo cuộc sống… để có cuộc sống ấm no, phong phú về vật chất lẫn tinh thần.

Thực tế, lịch sử dân tộc Việt Nam bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đã chứng minh điều đó.

Từ thời dựng nước, đất nước ta luôn gặp nạn ngoại xâm. Những người dân Việt Nam đã biết kết hợp sức người để chống lại bè lũ cướp nước tới cùng. Dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê Lợi… nhân dân ta đoàn kết, lần lượt đuổi giặc Tống, Mông – Nguyên, Minh… ra khỏi đất nước.

Từ năm 1858, giặc Pháp nổ phát súng đầu tiên vào Đà Nẵng, mở màn cuộc xâm lược của bọn thực dân châu u vào Việt Nam. Nhân dân ta đoàn kết với các bạn Lào, Campuchia đánh đuổi Pháp ra khỏi Đông Dương.

Cuộc kháng chiến chống Pháp gần một trăm năm vừa kết thúc thì cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước bùng nổ. Lần đầu tiên nhân dân ta phải đương đầu với những phương tiện và vũ khí tối tân nhất thế giới. Cuối cùng, nhờ sự đoàn kết của nhân dân hai miền Nam – Bắc cũng như sự giúp đỡ của nhân dân các nước tiến bộ trên thế giới, chúng ta đã chiến thắng. Cả thế giới đều nể phục tinh thần đoàn kết và sự anh dũng của nhân dân Việt Nam.

Sau đó, non sông chung một màu cờ, nhân dân ta tiếp tục đoàn kết hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Từ chỗ thiếu ăn, ngày nay chúng ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng ở tốp đầu thế giới. Chúng ta đã xây dựng đường dây tải điện 500KV Bắc – Nam, đưa ánh sáng đến tận vùng xa xôi, hẻo lánh nhất của Tổ quốc. Chúng ta khôi phục quốc lộ 1A, xây dựng cầu Mĩ Thuận, cầu Rạch Miễu… nối liền vùng đồng bằng sông Cửu Long với các vùng khác trong cả nước, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong nhiều lĩnh vực… Và còn biết bao công trình khác nữa mọc lên theo quá trình phát triển và hội nhập của đất nước.

Tóm lại, chúng ta không thể nào nói hết được sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Vậy nên, đọc câu ca dao, em suy nghĩ và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân. Trong cuộc sống, chúng ta khó có thể sống và làm việc một cách đơn độc. Nếu làm việc nhỏ, cũng phải suy nghĩ chín chắn. Khi làm việc lớn, phải bàn bạc với những người lớn tuổi, giàu kinh nghiệm. Ngoài ra, em thấy cần vận dụng câu ca dao đúng tình huống. Chẳng hạn, khi làm bài kiểm tra, chúng ta không nên “đoàn kết” cùng các bạn mà phải biết tự làm bài hết khả năng của mình. Khi muốn giúp người khó khăn, già yếu neo đơn, em vận động mọi người đoàn kết tham gia. Đêm nằm suy nghĩ, em càng thấm thía lời dạy của Bác Hồ kính yêu:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công.

Và em cũng không quên nhân sinh quan cao đẹp mà nhà thơ Tố Hữu gửi gắm mọi người trong bài thơ Tiếng ru:

Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng

Một người đâu phải nhân gian

Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi.

---/---

Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như một số bài văn mẫu hay Giải thích câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn !

icon-date
Xuất bản : 28/03/2022 - Cập nhật : 29/11/2022