logo

Sơ đồ tư duy Hóa 10 Chương 6 Chân trời sáng tạo

icon_facebook

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Hóa 10 Chương 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức Hóa 10 Chương 6 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo.


Sơ đồ tư duy Hóa 10 Chương 6 Chân trời sáng tạo

Sơ đồ tư duy Hóa 10 Chương 6 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt lý thuyết Hóa 10 Chương 6 Chân trời sáng tạo


1. Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng

a. Tốc độ phản ứng

- Tốc độ phản ứng của phản ứng hoá học là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.

- Tốc độ phản ứng kí hiệu là v, có đơn vị: (đơn vị nồng độ)/ (đơn vị thời gian)

- Tốc độ trung bình của phản ứng là tốc độ được tính trong một khoảng thời gian phản ứng.

aA + bB → bC + dD

Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:

Sơ đồ tư duy Hóa 10 Chương 6 Chân trời sáng tạo

b. Biểu thức tốc độ phản ứng

- Phản ứng đơn giản có dạng:

aA+ bB →cC + dD

- Mối quan hệ giữa nồng độ và tốc độ tức thời của phản ứng hoá học được biểu diễn bằng biểu thức:

Sơ đồ tư duy Hóa 10 Chương 6 Chân trời sáng tạo

- Trong đó:

+ k là hằng số tốc độ phản ứng

+ CA, CB là nồng độ (M) chất A, B tại thời điểm đang xét.

- Khi nồng độ chất phản ứng bằng đơn vị (1 M) thì k = v, vậy k là tốc độ của phản ứng và được gọi là tốc độ riêng, đây là ý nghĩa của hằng số tốc độ phản ứng.

- Hằng số k chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất phản ứng và nhiệt độ.


2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

+ Ảnh hưởng của nồng độ

Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

+ Ảnh hưởng của nhiệt độ

- Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.

- Mối quan hệ giữa nhiệt độ và tốc độ phản ứng hoá học được biểu diễn bằng công thức:

Sơ đồ tư duy Hóa 10 Chương 6 Chân trời sáng tạo

- Quy tắc Vant Hoff chỉ gần đúng trong khoảng nhiệt độ không cao.

+ Ảnh hưởng của áp suất

Đối với phản ứng có chất khí tham gia, tốc độ phản ứng tăng khi tăng áp suất.

+ Ảnh hưởng của bề mặt tiếp xúc

Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

+ Ảnh hưởng của chất xúc tác

Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hoá học, nhưng vẫn được bảo toàn về lượng và chất khi kết thúc phản ứng.

+ Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng trong đời sống và sản xuất

Kiểm soát tốc độ các phản ứng diễn ra trong đời sống, sản xuất khi vận dụng các yếu tố ảnh hưởng như: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, bề mặt tiếp xúc và chất xúc tác giúp mang lại các giá trị hiệu quả.

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy Hóa 10 Chương 6 Chân trời sáng tạo. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 03/05/2023 - Cập nhật : 30/06/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads