logo

SiO3 hóa trị mấy?

Câu hỏi: SiO3 hóa trị mấy?

Trả lời: 

Trong phân tử H2SiO3, H có hóa trị I, 2 nguyên tử H liên kết với SiO­3 → Nên SiO3 có hóa trị II

Cùng Top lời giải tìm hiểu phân tử về H2SiO3 nhé.


I. Axit Silixic (H2SiO3) là gì?

Axit silicic là một hợp chất hóa học. Axit silicic là tên chung cho một họ các hợp chất hóa học chứa silic nguyên tử gắn với oxit và các nhóm hydroxyl. Các hợp chất của nhóm này có công thức chung [SiOx(OH)4-2x]n.

[CHUẨN NHẤT] SiO3 hóa trị mấy?

II. Tính chất vật lí

 - Dạng keo, không tan trong nước, khi đun nóng dễ bị mất nước:

H2SiO3 → H2O + SiO(t0)


III. Tính chất hóa học

- Là axit yếu, yếu hơn axit cacbonic

- H2SiO3 chỉ tác dụng với dung dịch kiềm mạnh.

H2SiO3 + 2NaOH → Na2SiO3 + 2H2O


IV. Điều chế H2SiO3

 - Điều chế H2SiO3 bằng cách dùng axit mạnh đẩy ra khỏi muối

Na2SiO3 + 2HCl → 2NaCl + H2SiO3

Na2SiO3 + CO2 + H2O → H2SiO3 + Na2CO3

 - Thủy phân một số hợp chất của Si.

SiCl+ 3H2O → H2SiO3 + 4HCl


V. Ứng dụng

- Khi sấy khô, H2SiO3 mất một phần nước tạo thành vật liệu xốp là silicagen được dùng làm chất hút ẩm và hấp phụ nhiều chất.


VI. Muối silicat

- Là muối của axit silicic thường không màu, khó tan (trừ muối kim loại kiềm tan được).

- Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng được dùng để chế tạo keo dán thủy tinh và sứ, bảo quản vải và gỗ khỏi bị cháy. Trong dung dịch, silicat của kim loại kiềm bị thủy phân mạnh tạo môi trường bazơ:        

Na2SiO3 + 2H2O → 2Na+ + 2OH + H2SiO3


VII. Bài tập ví dụ

Câu 1: Phản ứng nào chứng tỏ axit silixic yếu hơn axit cacbonic

A. Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3

B. Na2SiO3 + 2HCl → 2NaCl + H2SiO3

C. H2SiO3 + 2 NaOH → Na2SiO3 + 2H2O

D. SiO2 + 2 NaOH →  Na2SiO3 + H2O

Giải:

Phản ứng chứng tỏ axit silixic yếu hơn axit cacbonic là phản ứng giữa H2SiO3 và muối của axit silixic: axit silixic bị axit axit cacbonic mạnh hơn đẩy ra khỏi muối.

=> Phản ứng chứng tỏ axit silixic yếu hơn axit cacbonic là Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Axit silixic (H2SiO3) có tính axit mạnh hơn axit cacbonic.

B. Trong phản ứng với oxi, cacbon đóng vai trò là chất oxi hóa.

C. Silic đioxit tan được trong dung dịch NaOH đặc, nóng.

D. Khí CO2 thường được dùng để chữa cháy vì CO2 là một oxit axit.

Đáp án: C

Câu 3: H2SiO3 dễ tan trong dung dịch kiềm tạo muối silicat, chỉ có silicat kim loại kiềm tan được trong nước. Dung dịch đậm đặc của những chất nào dưới đây được gọi là thủy tinh lỏng?

A. CaSiO3, BaSiO3

B. K2SiO3, BaSiO3

C. Na2SiO3, K2SiO3

D. Na2SiO3, CaSiO3

Đáp án đúng: C

Thủy tinh lỏng là dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3, vải hoặc gỗ tẩm thủy tinh lỏng sẽ khó bị cháy. Thủy tinh lỏng còn được dùng để chế tạo keo dán thủy tinh và sứ

icon-date
Xuất bản : 09/12/2021 - Cập nhật : 12/12/2021