logo

Hóa trị là con số biểu thị

Câu hỏi: Hóa trị là con số biểu thị gì?

Trả lời:

Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử).

Khi xác định hóa trị lấy hóa trị của H làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về hóa trị nhé.

[CHUẨN NHẤT] Hóa trị là con số biểu thị

1. Hóa trị là gì?

- Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác. Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.

- Ví dụ về hóa trị

+ Công thức hóa học của Axit clohydric là HCl, vậy Clo (Cl) sẽ mang hóa trị I.

+ Công thức hóa học của đinitơ trioxit là (N2O3) nên N trong trường hợp này mang hóa trị III.

+ Tương tự, với nhóm nguyên tố, chúng ta cũng có thể xác định được hóa trị của chúng theo những cách như trên. Công thức hóa học của Axit sunfuric là (H2SO4), vậy nhóm nguyên tố (SO4) mang hóa trị II vì liên kết với 2 nguyên tử H hóa trị I.


2. Quy tắc hóa trị

Ta có: Aax  Bby

Trong đó: a;b là hóa trị của A và B

x, y là chỉ số của A và B.

=> Có: a.x = b.y hay x/y= b/a

Hay quy tắc hóa trị được phát biểu như sau: “Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa ttrị của nguyên tố kia”.


3. Vận dụng quy tắc hóa trị

+ Từ quy tắc hóa trị, ta có thể tính được hóa trị của một nguyên tố khi biết chỉ số và hóa trị của nguyên tố còn lại.

+ Ngoài ra, quy tắc hóa trị còn được vận dụng vào việc lập công thức hóa học của hợp chất khi đã biết hóa trị của hợp chất đó.


4. Bài tập về hóa trị

Bài tập 1: Xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong các trường hợp sau đây:

a) KH, H2S, CH4

b) FeO, Ag2O, NO2

Hướng dẫn giải:

a) KH: Có H có hóa trị I. Theo quy tắc hóa trị, ta có: 1.1 = 1.b => K hóa trị I.

H2S: có H có hóa trị I, theo quy tắc hóa trị, ta có: 2.1 = 1.b => S hóa trị II.

CH4: có H có hóa trị I, theo quy tắc hóa trị, ta có: 1.a = 4.1 => C hóa trị IV.

b) FeO: có O hóa trị II, theo quy tắc hóa trị, ta có: 1.a = 2.1 => Fe hóa trị II

Ag2O: có O hóa trị II, theo quy tắc hóa trị, ta có 2.a = 1.2 => Ag hóa trị I.

NO2: có O hóa trị II, theo quy tắc hóa trị, ta có: 1.a = 2.2 => N hóa trị IV

Bài tập 2: Biết N (IV), hãy chọn công thức hóa học phù hợp với quy tắc hóa trị trong số các công thức sau: NO, N2O3, N2O, NO2.

Hướng dẫn: Ta có N hóa trị IV, O hóa trị II. Theo quy tắc hóa trị, ta có: x.4 = y.2

Vậy, công thức hóa học phù hợp nhất là NO2.

Bài tập 3: Lập công thức hóa học của hợp chất:

a) Nhôm oxit được tạo nên tử 2 nguyên tố nhôm và oxi.

b) Cacbon đioxit gồm C(IV) và O

c) Natri photphat gồm Na và PO4(III)

Hướng dẫn:

a) Gọi công thức g của nhôm oxit là AlxOy (Điều kiện: x,y nguyên dương)

Theo quy tắc hóa trị ta có:

x . III = y . II

=> x = 2; y = 3

Vậy công thức hóa học của nhôm oxit là: Al2­O3

b) Gọi công thức của cacbon đioxit là CxOy (Điều kiện: x,y nguyên dương)

Theo quy tắc hóa trị có:

x . IV = y . II

=> x = 1; y = 2

Vậy công thức hóa học của cacbon đioxit là: CO2

c) Gọi công thức của natri photphat là Nax(PO4)y (Điều kiện: x,y nguyên dương)

Theo quy tắc hóa trị có

x . I = y . III

=> x = 3; y = 1

Vậy công thức hóa học của natri photphat là: Na3PO4

icon-date
Xuất bản : 09/12/2021 - Cập nhật : 09/12/2021