logo

Siêng ăn nhác làm là gì?

Câu trả lời chính xác nhất: Thành ngữ là tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình tượng trưng, thường dùng để chỉ các khái niệm, cái nhìn tổng quát, được nói thành câu cố định mà khi tách nghĩa các từ ngữ trong câu không giải thích được hàm ý của câu. Siêng ăn nhác làm là một thành ngữ có nghĩa là lười biếng, chỉ chực ăn mà không muốn làm, ví dụ: Chúng mày là đồ siêng ăn nhác làm, khi cần thì chạy biến đâu hết, khi mâm bát xong xuôi lại kéo về dài đàn đông lũ.

Để giúp các bạn hiểu hơn về câu hỏi Siêng ăn nhác làm là gì? và một số kiến thức mở rộng liên quan tới các thành ngữ chỉ sự lười biếng, Toploigiai đã mang tới bài mở rộng kiến thức sau, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Siêng ăn nhác làm là gì?

Siêng ăn nhác làm là gì

Siêng ăn nhác làm là một thành ngữ có nghĩa là lười biếng, chỉ chực ăn mà không muốn làm, ví dụ: Chúng mày là đồ siêng ăn nhác làm, khi cần thì chạy biến đâu hết, khi mâm bát xong xuôi lại kéo về dài đàn đông lũ.

>>> Tham khảo: Giải nghĩa thành ngữ buôn thúng bán mẹt


2. Một số câu thành ngữ chỉ sự lười biếng khác

Ăn không ngồi rồi

Ý nghĩa : Lười nhác, chỉ biết hưởng mà không biết làm.

Ví dụ : Sau những chuỗi ngày “ăn không ngồi rồi” ở nhà, cuối cùng tôi cũng đã tìm được việc làm.

Há miệng chờ sung

Siêng ăn nhác làm là gì

Ý nghĩa : Lười biếng, không chịu lao động, chỉ chực ăn sẵn bằng cách cầu may.

Ví dụ : Những kẻ chỉ biết “há miệng chờ sung” thì sẽ không bao giờ đạt được thành công.

Làm biếng lấy miệng mà đưa

Ý nghĩa : Những kẻ lười biếng thì rất hay khoác lác, lấp liếm.

Lười như hủi

Ý nghĩa : Lười biếng, không chịu lao động, không chịu cất nhắc chân tay.

Ví dụ : Tôi đúng là xui xẻo khi cưới phải một ông chồng “lười như hủi”.

Mồm miệng đỡ chân tay

Ý nghĩa : Lười nhác nhưng khôn ranh, dùng lời nói khéo léo để trốn tránh công việc.

Muốn ăn thì lăn vào bếp

Ý nghĩa : Muốn có ăn có mặc, muốn được hưởng một cuộc sống ấm no thì phải làm lụng vất vả. Lười nhác thì sẽ không thể sống sung sướng.

Ví dụ : Có câu “muốn ăn thì lăn vào bếp”, anh đã lớn đến từng tuổi này rồi mà muốn mua gì cũng phải hỏi xin tiền mẹ, phải tự lao động kiếm tiền đi chứ.

Một số câu thành ngữ phê phán sự lười biếng khác của ông cha:

áng tai họ, điếc tai cày.

Ngồi dưng ăn hoang, mỏ vàng cũng cạn.

Cưỡi trâu ra, cột trâu đánh đáo

Cưỡi trâu về, nói láo trâu no.

Ăn ở trần, mần mặc áo.

Khi ăn thì sấn cổ vào

Khi làm cả thảy xé rào chạy khan.

Ôm cây đợi thỏ.

Được bữa nào xào bữa ấy

Bữa nào không thấy đắp chiếu nằm không.

Lánh nặng tìm nhẹ.

Da đen, khu đỏ lắm ló lắm tiền

Da trắng, khu trắng chỉ phiền vợ con.

Nhịn đói nằm co còn hơn ăn no vác nặng.

Người ăn thì có, người mó thì không.

Lưng dài vai mập ba gang

Ăn nhai nửa miệng: khô khan chai lười.

Mặt mày sáng sủa như sao

Ngồi không ăn bám biết bao cho vừa.

Nhà anh có một cây chanh

Nó chửa ra cành, nó đã ra hoa

Nhà anh có một mụ già

Thổi cơm, nấu nước, quét nhà chẳng nên.

Ăn cỗ thì đòi mâm trên

Mâm son bát sứ đưa lên hầu bà

Ăn rồi bà chết giữa nhà

Gọi con gọi cháu, dắt bà đi chôn

Có chết thì chôn cho sâu

Để hai con mắt coi trâu coi bò

Có chôn thì chôn cho xa

Đừng chôn gần nhà bà về bà nhát trẻ con.

>>> Tham khảo: Giải thích thành ngữ Lòng lang dạ thú


3. Bài văn nghị luận về tính Siêng ăn nhác làm

Mẫu số 1:

Cuộc sống hiện đại ngày nay với sự bùng nổ của nền công nghệ 4.0 đã giúp cho cuộc sống của chúng ta càng ngày thuận tiện và dễ dàng hơn nhưng nó cũng kéo theo những hệ lụy khôn lường, và một trong số đó là căn bệnh Lười biếng. Do quá ỷ lại vào sự hỗ trợ của máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại hoặc do bản tính thích hưởng thụ nhưng không muốn làm gì cả mà con người đã trở nên lười từ lúc nào không hay. Lười biếng tồn tại ở nhiều dạng thức khác nhau và ở nhiều người, lâu dần không thay đổi, sẽ trở thành một căn bệnh khó chữa. Có người mắc thói lười học, có người lười suy nghĩ, lười làm việc, thậm chí lười biếng ngay cả trong những công việc vệ sinh cá nhân, lười vận động rèn luyện thể thao, lười ăn, lười ra ngoài,... Những người mắc bệnh lười thường là những người vô cùng thụ động, dễ dàng đầu hàng trước những khó khăn thử thách, không chịu cố gắng vươn lên, lười biếng từ những việc nhỏ nhặt nhất, dần dần sẽ trở thành những con người thất bại một cách thảm hại. Nói đến đây, hẳn là bạn vẫn còn nhớ đến câu chuyện cười Há miệng chờ sung với nhân vật anh lười "không cha không mẹ, không chịu học hành làm lụng việc gì, hằng ngày anh ta chỉ có công việc duy nhất là nằm dưới gốc cây sung há miệng chờ sung rụng vô miệng thì ăn. Ngày này qua ngày khác, anh ta chờ mãi nhưng vẫn không quả sung nào rụng trúng miệng. Một lần có người đi qua, anh ta gọi lại nhờ nhặt giùm quả sung vào miệng nhưng thật không may cho anh ta, gặp phải đúng anh chàng cũng lười y hệt mình. Anh kia bèn lấy chân, gắp quả sung bỏ vào miệng anh chờ sung khiến anh chàng bực mình phải gắt lên: - Người đâu mà lại lười thế!". Tác giả dân gian đã rất khéo léo mượn tiếng cười và xây dựng tình huống thú vị để phê phán những hạng người có sức vóc, có đầu óc minh mẫn nhưng lại lười biếng, chỉ muốn chực chờ ăn sẵn, những người như vậy sớm muộn gì cũng chuốc lấy những thất bại mà thôi. Vậy nên, chúng ta nhất là những người trẻ là những người có sức khỏe, có tài năng, trí tuệ và trái tim nhiệt huyết tuổi trẻ đang sôi trào mãnh liệt, không bao giờ được cho phép bản thân lười biếng mà phải luôn chăm chỉ, cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ để trở thành những người có ích, cống hiến cho xã hội những điều tốt đẹp nhất.

Mẫu số 2:

Lao động luôn khiến con người cảm thấy vất vả. Nhưng nếu không lao động sẽ không có cuộc sống hạnh phúc. Thế giới này có được là bởi loài người đã không ngừng lao động trong mấy nghìn năm qua. Một khi quá trình này dùng lại, thế giới sẽ hoàn toàn sụp đổ. Bởi thế, Victor Hugo từng nói rằng: “Lười nhác, ăn chơi, hai thứ đó chẳng khác gì vực thẳm”

Lười nhác hay lười biếng là trạng thái không thích vận động, ngại làm việc, ít chịu cố gắng, né tránh công việc, thích thụ hưởng sự nhàn hạ. Người lười nhác thường để bản thân mình nhếch nhác; tránh né công việc, ít chịu cố gắng, làm việc thì qua loa chiếu lệ, làm cầu thủ, làm lấy có chứ không có ý thức rõ ràng. Khi nói thì rất hăng, nhưng vào việc thì viện đủ lí do để che đậy cái hèn nhát và lười nhác của mình.

Ăn chơi là tiêu khiển bằng những thú vui vật chất như: bài bạc, hút xách, la cà nhậu nhẹt, trai gái, nghiện game… xem thường đạo đức và trách nhiệm của bản thân đối với cuộc sống.

Ý kiến của nhà văn Victor Hugo nên lên tác hại to lớn của bệnh lười nhác và ăn chơi, đồng thời là lời cảnh tỉnh vô cùng đúng đắn đối với mỗi con người. Lười nhác, ăn chơi, hai thứ đó chẳng khác gì vực thẳm dìm tắt cuộc dời con người.

Thói lười nhác của nhiều người mang lại những tai hại ghê gớm đối với bản thân họ và đối với xã hội. Bệnh lười nhác là một nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh về thể chất do không hoạt động như béo phì, tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim…

Không siêng năng, cần cù thì kết quả học tập và lao động của bản thân kém, dẫn đến những thất bại trong cuộc sống, tương lai nghèo khổ, trở thành gánh nặng của xã hội. Quá lười nhác làm tiêu hao nghị lực, làm suy nhược tinh thần phấn đấu, tài năng không được phát huy, thiếu hụt vốn sống, bỏ mất thời cơ tốt, lúc nên làm thì không, lúc làm thì đã trễ.

Bệnh lười nhác còn là nguyên nhân làm băng hoại nhân cách, “nhàn cư vì bất tiện”, có thể sống liều, dễ sa vào vòng tội lỗi. Người mắc bệnh lười nhác sẽ không được mọi người tin tưởng, tôn trọng.

Thói ăn chơi, hưởng thụ cũng gây ra những hậu quả không kém gì bệnh lười nhác. Làm việc cho người mất đi nhân cách, mất uy tín trong gia đình, bạn bè và xã hội: những hành vi ăn chơi không lành mạnh làm nảy sinh những ham muốn bản năng, vô đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích, ảnh hưởng tới uy tín bản thân, phá hoại hạnh phúc gia đình.

Ăn chơi, hưởng thụ nhiều làm cho sức khỏe bị suy giảm trầm trọng: Để thỏa mãn những thói ăn chơi, người ta sẵn sàng bán tài sản, bán cả danh dự, sự nghiệp của mình.

Bệnh lười nhác, thói ăn chơi, lối sống hưởng thụ không những gây hại cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến trật tự xã hội: gây mất trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, và làm xuống cấp thuần phong mĩ tục, là gánh nặng của xã hội.

Lười nhác và ăn chơi có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau: Người mắc bệnh lười biếng thường tìm những phương kế để tiêu khiển, để giết thời giờ bằng những trò chơi có hại; người thích ăn chơi tinh thần bạc nhược thường dẫn đến lười nhác.

Khi mắc cả hai thứ bệnh lười nhác và ăn chơi thì tác hại không chỉ là phép cộng mà là cấp số nhân, chắc chắn sẽ đưa con người đến vực thẳm, đến những tệ nạn xã hội, dẫn đến bệnh tật, tù tội, bế tắc không lối thoát, tử vong,…Lười nhác và ăn chơi hưởng thụ sẽ đưa con người đến vực thẳm của tội lỗi.

Lười nhác ở thanh niên không chỉ là hiện tượng tức thời mà đã trở thành căn bệnh nhức nhối thường xuyên của xã hội: lười học tập, lười thể dục để rèn luyện thân thể, lười lao động để phục vụ bản thân, lười suy nghĩ, thờ ơ, trể nải, lừng khừng, không tha thiết gì với công việc, lười đọc sách báo để cập nhật tin tức…

Nạn ăn chơi của thanh niên đáng báo động, khá phổ biến, khá phức tạp với nhiều hình thức khác nhau, đã tác động rất xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống, tâm lí, hành vi, có nguy cơ dẫn đến khủng hoảng tinh thần, mất phương hướng lựa chọn các giá trị sống và làm mất niềm tin của xã hội.

Để chống lại căn bệnh lười nhác, ăn chơi và lối sống hưởng thụ, mỗi thanh niên cần phải dùng bản lĩnh để cai trị bản thân. Dùng tinh thần để động viên ý chí, nói không với tệ nạn xã hội, cụ thể là phải tránh xa những cạm bẫy của thói hư tật xấu để trước hết là bảo vệ nhân cách được trong sáng, sau đó là góp phần bảo vệ gia đình, xã hội, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Những yếu tố giúp con người thành công đó là có trí tuệ, có kĩ năng làm việc, niềm đam mê, tự tim, có bản lĩnh, quyết tâm cao,có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ tích cực với cuộc sống, có kĩ năng giao tiếp tốt, biết nắm bắt cơ hội, có khả năng làm việc tập thể. Bởi thế, muốn thành công không nên sống lười nhác, ỷ lại, hay dựa dẫm vào người khác mà phải hoàn thiện bản thân, nâng có ý chí, lao động chân chính, tự tạo ra cơ hội cho chính mình.

Cuộc sống vốn có nhiều khó khăn dễ khiến con người sa ngã. Để không rơi vào trạng thái lười nhác, lối sống ăn chơi, phóng túng, cần phải luôn luôn đặt mục tiêu phấn đấu và phải quyết tâm hoàn thành cho bằng được. Lựa chọn công việc phù hợp với khả năng, trình độ và sở thích của mình để say mê trong công việc.

Lập thời gian biểu về học tập, việc làm, việc chơi để từ đó đánh giá việc nào chưa làm và sẽ hoàn thành vào lúc nào. Tạo ra động lực, xem việc học tập và lao động là cần thiết để đạt đến ước mơ của mình. Áp dụng triệt để phương châm “việc hôm nay, chớ để ngày mai”.

Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng. Lao động là vinh vang. Chỉ có lao động mới mang lại cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc. Bởi thé, con người nên sống tốt hơn trước khi sống sướng hơn. Hãy luôn làm việc, vì làm việc là vinh quang, là cơ sở tạo ra mọi hạnh phúc của con người.

-------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về câu hỏi Siêng ăn nhác làm là gì? Hi vọng cùng với một số câu thành ngữ chỉ sự biếng nhác khác sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 26/09/2022 - Cập nhật : 26/09/2022