logo

Nhanh như chớp nghĩa là gì?

Câu trả lời chính xác nhất: Thành ngữ là những cụm từ được sử dụng để chỉ một ý cố định. Chúng không tạo thành một câu có có ngữ pháp hoàn chỉnh. Vì vậy mà ngôn ngữ của chúng không thể thay thế hay sửa đổi. Thành ngữ nhanh như chớp có nghĩa là rất nhanh giông như tia chớp trên bầu trời loé lên rồi vụt tắt, dựa vào nét nghĩa đó, người nói dùng thành ngữ này đế chi những hành động chớp nhoáng, mau lẹ.

Để giúp các bạn hiểu hơn về thành ngữ và câu hỏi Nhanh như chớp nghĩa là gì? Toploigiai đã mang tới bài mở rộng sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Khái niệm thành ngữ là gì?

Nhanh như chớp nghĩa là gì

Thành ngữ là những cụm từ được sử dụng để chỉ một ý cố định. Chúng không tạo thành một câu có có ngữ pháp hoàn chỉnh. Vì vậy mà ngôn ngữ của chúng không thể thay thế hay sửa đổi. Nói cách khác, thành ngữ ở đây chính là tập hợp từ không đổi. Chúng cũng không thể giải thích đơn giản qua nghĩa của các từ tạo nên chúng.

Trong câu chúng hoạt động khá riêng biệt và thường mang một ý nghĩa sâu sa. Bạn cần phải hiểu và phân tích một cách kỹ càng mới có thể giải thích được.

>>> Tham khảo: Giải nghĩa thành ngữ buôn thúng bán mẹt


2. Ví dụ về thành ngữ

a. Nhanh như chớp nghĩa là gì?

Thành ngữ nhanh như chớp có nghĩa là rất nhanh giông như tia chớp trên bầu trời loé lên rồi vụt tắt, dựa vào nét nghĩa đó, người nói dùng thành ngữ này đế chi những hành động chớp nhoáng, mau lẹ.

b. Ví dụ về một số thành ngữ thường gặp khác

Thứ nhất: Dĩ hòa vi quý. Thành ngữ này chỉ những người luôn lấy sự hòa hợp là trọng tâm, thể hiện cách cư xử, đối xử của người với người trong xã hội.

Thứ hai: Đục nước béo cò. Chỉ những con người mưu mô, lợi dụng lúc người khác khó khăn, nhân cơ hội để làm điều có lợi cho mình.

Thứ ba: Đừng xem mặt mà bắt hình dong. Dùng để phê phán những người luôn nhìn bề ngoài để đánh giá con người bên trong, đánh giá phẩm chất tâm hồn của người khác.

Thứ tư: Ếch ngồi đáy giếng. Mượn hình ảnh con ếch nằm ở dưới giếng sâu chỉ nhìn được miệng giếng nhỏ hẹp mà tưởng là cả bầu trời để chỉ những người hiểu biết nông cạn, không ra ngoài học hỏi, chỉ biết dừng chân ở một chỗ.

Từ đó cũng phê phán những người không có kiến thức luôn cho mình là trung tâm và có hiểu biết; chỉ bó buộc mình trong một không gian nhỏ hẹp, không chịu bước ra thế giới bên ngoài để khám phá những điều mới mẻ.

>>> Tham khảo: Giải thích thành ngữ bão táp mưa sa


3. Phân loại thành ngữ

Nhanh như chớp nghĩa là gì

Tuỳ vào mục đích sử dụng, định nghĩa mà thành ngữ được chia thành nhiều loại. Cụ thể:

Theo nguồn gốc:

Thành ngữ thuần Việt: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Có mới nới cũ”

Thành ngữ gốc Hán

Ví dụ:

“Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai” : Tai họa không chỉ đến một lần, phúc thì không đến lần thứ hai.

“Nhàn cư vi bất thiện”: Nhàn rỗi dễ làm việc không tốt.

Theo thủ pháp tu từ:

Thành ngữ có cấu trúc cú pháp được từ vựng hoá, đa phần là các đoản ngữ dùng để so sánh.

“Ăn như mèo”.

“Béo như lợn”.

Thành ngữ có cấu trúc kết hợp phi logic về mặt trật tự các từ ngữ.

“Cao chạy xa bay”

“Qua cầu rút ván”

Thành ngữ có cấu trúc đan xen giữa các yếu tố trong hai tổ hợp song tiết để chỉ về bề sâu của ngữ nghĩa.

“Ăn sung mặc sướng”

“Đầu trộm đuôi cướp”

* Dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ:

+ Thành ngữ kết cấu ba tiếng: Ác như hùm, bụng bảo dạ, bé hạt tiêu…

Trong trường hợp này có câu hình thức là tổ hợp ba tiếng một, nhưng về mặt kết cấu, đó chỉ là sự kết hợp của một từ đơn và một từ ghép, như: Bé hạt tiêu, có máu mặt, chết nhăn răng…; kiểu có ba từ đơn, kết cấu giống như cụm từ: Bạn nối khố, cá cắn câu…

+ Thành ngữ kết cấu bốn từ đơn hay hai từ ghép liên hợp theo kiểu nối tiếp hay xen kẽ. Đây là kiểu phổ biến nhất của thành ngữ tiếng Việt: Bán vợ đợ con, bảng vàng bia đá, phong ba bão táp, ăn to nói lớn, ác giả ác báo, …


4. Tác dụng của thành ngữ

Vì thành ngữ mang đậm sắc thái biểu cảm nên dễ dàng bày tỏ, bộc lộ được tâm tư, tình cảm của người nói, người viết đối với điều được nhắc tới.

Ví dụ: Trong bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương sử dụng rất nhiều thành ngữ:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không!”

Ở đây, Trần Tế Xương sử dụng thành ngữ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” để chỉ sự lam lũ, vất vả của người đàn bà trong cuộc đời ông. Tấm thân gầy gò “lặn lội”, lam lũ của người vợ chẳng khác nào tấm thân cò lặn lội kiếm ăn trong đêm khuya. Tác dụng của thành ngữ mà Tế Xương sử dụng ở đây là thể hiện tình cảm, nỗi xót xa trước sự vất vả, nhọc nhằn của người vợ. Từ đó ông càng yêu thương người phụ nữ của ông hơn.

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Nhanh như chớp có nghĩa là gì? Hi vọng cùng với một số kiến thức mở rộng liên quan tới thành ngữ sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 26/09/2022 - Cập nhật : 26/09/2022