logo

Sau khi đọc đoạn trích "Đi lấy mật" của Đất rừng phương Nam, em đã rút ra được bài học gì về cách nghĩ và ứng xử của bản thân?

Cái hay của một tác phẩm, không chỉ nằm ở nội dung, hình thức cấu thành nên chúng, mà còn ở việc bài học mà nó nhắn nhủ tới ta đằng sau từng lời thơ con chữ là gì. Toploigiai sẽ cùng bạn khám phá yêu cầu Sau khi đọc đoạn trích "Đi lấy mật" của Đất rừng phương Nam, em đã rút ra được bài học gì về cách nghĩ và ứng xử của bản thân? để hiểu rõ hơn về tác phẩm này nhé! 


Khái quát về đoạn trích “ Đi lấy mật “ của Đất rừng phương Nam 

      Đây là đoạn trích nằm trong cuốn tiểu thuyết cực nổi tiếng - Đất rừng Phương Nam của Đoàn Giỏi. Xuyên suốt đoạn trích, là câu chuyện thuật lại một lần được đi lấy mật với tía, má của cậu bé An. Không chỉ mang đậm cảnh sắc cùng nếp sinh hoạt và ngôn ngữ bình dị của người miền sông nước, đoạn trích còn là câu chuyện truyền tải bài học lớn về kiến thức sống thực tế - thứ mà ta không thể tìm thấy trong sách vở nhàm chán, rập khuôn. Cảnh sắc đất rừng Phương Nam hiện lên trước tầm mắt của cậu bé An vừa hùng vĩ, lại gần gũi, thơ mộng, đậm chất thơ. Đặc biệt, ta còn học được một cách thuần hóa ong rừng của người ở vùng U Minh sông nước rất lạ, rất đậm chất riêng. Đoạn trích không chỉ là một câu chuyện được viết nên bằng phương thức tự sự, mà còn là việc vận dụng linh hoạt các phép nghệ thuật nhân hoá, so sánh, liệt kê… kết hợp so sánh làm tăng giá trị biểu cảm tới mức “ đắt giá”. Đồng thời, còn thể hiện vốn hiểu biết phong phú của Đoàn Giỏi, khi ông chắp bút viết nên tiểu thuyết Đất rừng Phương Nam. 


Bài học rút ra về cách suy nghĩ và ứng xử của bản thân 

1. Thiên nhiên quanh ta là rộng lớn vô cùng. Bởi vậy, muốn khám phá được hết vẻ đẹp của chúng, chỉ có thể bằng cách duy nhất là ta đi trực tiếp ra ngoài, khám phá trực tiếp và dùng chính con mắt của mình để cảm nhận xung quanh. 

Nhân vật An được khám phá vẻ đẹp riêng của rừng U Minh, đã không ngừng trầm trồ thán phục về những điều trước mắt. Đó là khu rừng rộng lớn với tiếng chim hót líu lo, còn ánh nắng thì chiếu lung linh mang hương hoa tràm tỏa ngây ngất hương. Không những vậy, ta trông thấy con kì nhông đổi màu sặc sỡ, con luốc rón rén bò từng bước nhẹ nhàng, rồi để khi nghe thấy tiếng động mạnh liền lập tức núp vào thân cây, chuyển thân mình thành màu nâu của lớp vỏ. 

Sau khi đọc đoạn trích "Đi lấy mật" của Đất rừng phương Nam, em đã rút ra được bài học gì về cách nghĩ và ứng xử của bản thân?

2. Chỉ khi tập trung hết mình cho một mục đích nào đó và không bỏ cuộc, ta mới có thể gặt hái được những thành công. 

Cụ thể, là chi tiết Cò đố An rằng đâu mới là con ong mật. Cò đã hướng dẫn An cách để quan sát, và An cũng đã làm theo. Thế nhưng, cậu bé An đã tỏ ra nản chí khi mãi mà vẫn chưa trông thấy đâu. Nhưng rồi, nhờ công chờ đợi, cuối cùng cũng đã thấy được đâu mới là ong mật theo hướng tay má chỉ. Đó là khoảng cách cao quá đầu An đâu chừng độ một với tay. ở giữa hai nhánh cành trám cao cao. 

Sứ giả bình minh, sau bao công sức chờ đợi của An cuối cùng cũng đã xuất hiện. Đó là một đàn - bay xâu chuỗi nhau, làm ta tưởng như những hạt cườm bé nhỏ. Như vậy, nếu ở khoảnh khắc mấu chốt mà An bỏ cuộc, có lẽ, cậu bé đã không chứng kiến được khoảnh khắc đàn ong mật nối chân nhau bay đi kiếm mồi. Đó là thước phim cuộc sống đáng giá - thứ mà trong sách vở không ai nói với An. 

3. Mỗi ngày mới lại mang đến cho ta rất nhiều kiến thức mới. Và điều ta học được, là cách ghi nhớ và tích luỹ để có thêm nhiều bài học hay. Bởi có những thứ, là kinh nghiệm tích luỹ suốt cả một đời của người dân bản địa, là cách hay về việc lấy mật ong, nhưng lại chỉ người dân vùng đất rừng Phương Nam mỡi rõ. Như vậy, rõ ràng, mỗi một ngày đàng là một sàng khôn. Càng đi nhiều, ta lại càng có thêm nhiều bài học mới. 

Cách lấy mật của người dân Rừng U Minh thật độc đáo. Má nuôi đã dạy An rất cặn kẽ: Phải lấy được nhánh tràm chặt tầm khúc nào dài non thước tây, đầu còn lại phải có cái cong cong làm mấu. Rồi mình xác định vùng nào dễ có ong làm tổ, sau đó định hướng gió, hướng nắng, lại chọn cây phải kín như đúng tiêu chí mà loài ong thích, Bởi vì, chỗ rợp quá ong chẳng thích làm tổ; hơn nữa, nắng còn làm cho mật ong không được thơm ngon, mật lại dễ chua, cực dễ ẩm. Sau khi gác chiếc kéo chếch lên cây trám đã định, phải “rửa” bớt những nhánh chung quanh để khi lấy mật khỏi vướng. Kèo chặt vào khoảng giữa tháng Mười một. Những cơn mưa muộn sẽ rửa hết mùi sắt ở hai đầu kèo bị dao rựa chặt, và nhánh kèo cũng đủ thời gian khô đi, cũ đi, giống với những nhánh khô khác trên cây. Kèo nào còn mùi sắt của con dao mới chặt thì con ong mật chúa kị, nó không bao giờ đóng tổ đâu...     

-------------------------------------

Trên đây là tổng hợp phần kiến thức mà Toploigiai đã làm rõ về yêu cầu Sau khi đọc đoạn trích "Đi lấy mật" của Đất rừng phương Nam, em đã rút ra được bài học gì về cách nghĩ và ứng xử của bản thân? Chúc các bạn học tập tốt! 

icon-date
Xuất bản : 09/04/2023 - Cập nhật : 04/07/2023