logo

Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 3: Giới thiệu về đất trồng

Hướng dẫn giải bài tập Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 3: Giới thiệu về đất trồng nằm trong bộ sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn hi vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Công nghệ 10 Bài 3.

 Bài 3: Giới thiệu về đất trồng 


Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 3 - Cơ bản

Câu 1. Đâu là thành phần của đất trồng?

A. Phần lỏng

B. Phần lỏng, phần rắn

C. Phần lỏng, phần rắn, phần khí

D. Phần lỏng, phần rắn, phần khí, sinh vật đất

Giải thích: Các thành phần cơ bản của đất trồng gồm:

- Phần lỏng: chủ yếu là nước giúp duy trì độ ẩm, cung cấp nước cho cây, hòa tan các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. 

- Phần rắn: bao gồm các chất vô cơ và hữu cơ giúp cây đứng vững

- Phần khí: gồm khí oxygen, nitrogen, carbon dioxide, hơi nước và một số các loại khí khác, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp của cây. 

- Sinh vật trong đất: tạo nên độ dinh dưỡng cho đất để cung cấp cho cây nhờ vào quá trình phân giải của các loại sinh vật trong đất

Câu 2: Đất trồng là lớp bề mặt ……….. của vỏ Trái Đất.

Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 3: Giới thiệu về đất trồng

A. Tơi xốp

B. Ẩm ướt

C. Bạc màu

D. Cứng, rắn

Giải thích: Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất. Đây là một hỗn hợp các hạt vi mô, khoáng chất và hữu cơ cùng không khí và nước. Đất trồng chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, cung cấp nơi sinh sống cho vi sinh vật có lợi.

Câu 3. Thành phần nào của keo đất có khả năng trao đổi ion với các ion trong dung dịch đất:

A. Lớp ion quyết định điện.

B. Lớp ion bất động.

C. Lớp ion khuếch tán.

D. Nhân keo đất.

Câu 4: Đất trồng gồm mấy thành phần chính:

A. Nhiều thành phần

B. Ba thành phần

C. Năm thành phần

D. Hai thành phần

Câu 5: Bón phân hữu cơ cho đất có tác dụng?

A. Chứa gốc axit, tăng dinh dưỡng cho đất.

B. Tăng hoạt động của VSV, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất.

C. Chứa gốc axit, làm tăng hoạt động của VSV.

D. Chứa nhiều xác xenlulozo, làm cho đất hóa chua.

Giải thích: Bón phân hữu cơ sẽ cung cấp lượng chất dinh dưỡng cho vi sinh vật phân hủy, tăng hoạt động của vi sinh vật. Lượng hữu cơ sẽ được phân hủy chậm để tạo ra chất dinh dưỡng bổ sung cho đất.

Câu 6. Đất trồng là môi trường?

A. Giúp cây đứng vững

B. Cung cấp chất dinh dưỡng, ôxy

C. Cung cấp chất dinh dưỡng, ôxy, nước

D. Câu B và C

Câu 7: Cấu tạo của keo đất gồm mấy phần?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 8: Sự khác biệt giữa đất trồng và đá?

A. Nước

B. Độ phì nhiêu

C. Ánh sáng

D. Độ ẩm

Giải thích:  Sự khác biệt giữa đất trồng và đá là độ phì nhiêu. Đất trồng là một lớp vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt Trái Đất, đặc trưng bởi độ phì nhiêu cao còn đá là một loại chất rắn không có độ phì nhiêu. Đá đóng vai trò là nguồn cung cấp các chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật và thành phần cơ giới của đất.

Câu 9: Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống của cây:

A. Cung cấp nguồn lương thực

B. Cung cấp nước, dinh dưỡng

C. Cung cấp nước, oxy, dinh dưỡng và giữ cây đứng vững

D. Giữ cây đứng vững

Giải thích: Đất trồng là môi trường quan trọng giúp cho cây trồng có thể phát triển và sinh sản. Đất trồng cung cấp nước, oxy, dinh dưỡng và giữ cho cây đứng vững.

Câu 10: Đặc điểm của phần khí là:

A. Là không khí có ở trong khe hở của đất

B. Có tác dụng hòa tan chất dinh dưỡng

C. Chiếm 92 – 98%

D. Gồm thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ


Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 3 - Nâng cao

Câu 11: Đất có độ phì nhiêu biểu hiện đặc điểm nào?

A. Tơi xốp, thoáng khí, nhiều mùn và VSV cho cây đạt năng suất cao

B. Đảm bảo cho cây đạt năng suất cao.

C. Cung cấp nước.

D. Không chứa chất độc hại.

Giải thích: Đất có độ phì nhiêu thích hợp cho cây trồng thường có những đặc điểm như tơi xốp, thông thoáng, chứa nhiều mùn và VSV. Đất có độ phì nhiêucung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để cây phát triển và đạt năng suất cao.

Câu 12: Phần rắn gồm thành phần nào?

A. A hoặc B

B. Chất hữu cơ

C. Cả A và B

D. Chất vô cơ

Câu 13: Thành phần chất hữu cơ của đất có đặc điểm gì?

A. Gồm các sinh vật sống trong đất và xác động, thực vật và vi sinh vật đã chết.

B. Xác động, thực vật bị phân hủy thành chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng

C. Tổng hợp nên các chất mùn

D. Cả A, B, C đều đúng

Giải thích: Thành phần chất hữu cơ trong đất có đặc điểm bao gồm các sinh vật sống trong đất, xác động, thực vật và vi sinh vật đã chết. Xác động, thực vật và vi sinh vật đã chết sẽ bị phân hủy thành các chất hữu cơ đơn giản và các chất khoáng. Từ các yếu tố này tạo nên các chất mùn tổng hợp được bổ sung vào đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

Câu 14. Thành phần cơ giới của đất có:

A. Các hạt cát

B. Limon

C. Sét

D. Cả 3 đáp án trên

Tỉ lệ của các hạt cát, limon và sét trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất.

Câu 15. Đất có loại phản ứng dung dịch nào sau đây?

A. Phản ứng chua

B. Phản ứng kiềm

C. Phản ứng trung tính

D. Cả 3 đáp án trên

Giải thích: Đất có khả năng phản ứng với các dung dịch theo 3 loại phản ứng là phản ứng chua, phản ứng kiềm và phản ứng trung tính.

Câu 16: Thành phần đất trồng gồm:

A. Phần rắn, chất hữu cơ, chất vô cơ

B. Phần khí, phần lỏng, chất hữu cơ

C. Phần khí, phần rắn, phần lỏng

D. Phần khí, phần lỏng, chất vô cơ

Câu 17. Keo đất có đặc điểm:

A. Hòa tan

B. Không hòa tan

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Giải thích: Keo đất là những hạt đất có kích thước hạt dao động từ khoảng 1 đến 250 micromet (µm). Những hạt đất này không hoà tan trong nước mà ở trạng thái lơ lửng. Mỗi hạt keo đất đều chứa một nhân là phần trung tâm của hạt đất đó.

Câu 18. Mỗi một hạt keo đất có cấu tạo như thế nào?

A. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bất động → lớp ion khuếch tán.

B. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion bất động.

C. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion khuếch tán → lớp ion bất động.

D. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion khuếch

Câu 19: Đất trồng là gì?

A. Do đá núi mũn ra, cây nào cũng sống được

B. Kho dự trữ thức ăn của cây

C. Lớp bề mặt tơi xốp của trái đất có khả năng sản xuất ra sản phẩm cây trồng

D. Lớp đá xốp trên bề mặt trái đất

Giải thích: Đất trồng là lớp vật chất mỏng trên bề mặt Trái Đất có cấu trúc tơi xốp và chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Nhờ có đất trồng mà các loại cây có khả năng phát triển và sản xuất ra nhiều sản phẩm cây trồng khác nhau.

Câu 20Sinh vật đất của đất trồng:

A. Có thành phần chủ yếu là nước

B. Là thành phần chủ yếu của đất trồng, gồm chất vô cơ và hữu cơ

C. Là không khí trong các khe hở của đất

D. Gồm côn trùng, giun, nguyên sinh động vật, các loại tảo và các vi sinh vật

Giải thích: Sinh vật đất của đất trồng là một hệ sinh thái gồm nhiều loài khác nhau như côn trùng, giun, nguyên sinh động vật, các loại tảo và các vi sinh vật như vi khuẩn và nấm. Sinh vật đất đóng vai trò rất quan trọng, góp phần cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cây trồng

icon-date
Xuất bản : 13/09/2022 - Cập nhật : 20/04/2023