logo

Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt

Hướng dẫn giải bài tập Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt nằm trong bộ sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn hi vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Công nghệ 10 Bài 1.

 Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt

Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 1 - Cơ bản

Câu 1. Trồng trọt có vai trò trong:

A. Chăn nuôi

B. Chế biến

C. Xuất khẩu

D. Cả 3 đáp án trên

Giải thích: Trồng trọt có những vai trò chính là đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy sự phát triển của chăn nuôi và công nghiệp và tham gia vào xuất khẩu. 

Câu 2. Ở Việt Nam có 3 phương thức trồng trọt phổ biến:

A. Trồng trọt ngoài tự nhiên

B. Trồng trọt trong nhà có mái che

C. Trồng trọt kết hợp

D. Cả 3 đáp án

Giải thích: Ở Việt Nam có 3 phương thức trồng trọt phổ biến là: 

- Trồng trọt ngoài tự nhiên: đây là phương thức trồng trọt phổ biến nhất ở hầu khắp các địa phương trên cả nước. Mọi thao tác, công việc trong quy trình trồng trọt đều được người nông dân thực hiện ở ngoài trời với điều kiện tự nhiên.

- Trồng trọt trong nhà có mái che: đây là phương thức trồng trọt được sử dụng tại những vùng không có điều kiện tự nhiên thuận lợi, thường xảy ra thiên tai. Ngoài ra phương thức này cũng được sử dụng đối với những giống cây trồng khó sinh trưởng, phát triển trong điều kiện tự nhiên.

- Trồng trọt kết hợp: phương thức trồng trọt kết hợp giữa 2 phương thức trồng trọt tự nhiên và trồng trọt trong nhà có mái che. 

Câu 3. Ưu điểm của trồng trọt trong nhà có mái che là:

A. Ít bị sâu bệnh

B. Chủ động trong chăm sóc

C. Sản xuất rau, quả trái vụ

D. Cả 3 đáp án trên

Giải thích: Những ưu điểm của phương thức trồng trọt trong nhà có mái che có thể kể tới là: giúp cho cây trồng ít bị sâu bệnh, tạo năng suất cao; người trồng có thể chủ động trong việc chăm sóc cây và sản xuất được rau, quả trái vụ mà vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Câu 4. Có mấy ngành nghề trong trồng trọt?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Giải thích: Trong lĩnh vực trồng trọt có 3 ngành nghề chính là:

- Kĩ sư trồng trọt: đây là những người có nhiệm vụ quản lý, giám sát trong toàn bộ quá trình canh tác, trồng trọt. Đồng thời họ cũng là những người thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, cải tiến và ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật để áp dụng vào quá trình trồng trọt.

- Kĩ sư bảo vệ thực vật: là những người có nhiệm vụ nghiên cứu để tìm ra các biện pháp ngăn ngừa, phòng trừ những tác nhân gây hại đến cây trồng.

- Kĩ sư chọn giống cây trồng: đây là những người có trách nhiệm nghiên cứu tạo ra những giống cây trồng mới, đồng thời phát triển và bảo tồn những giống cây trồng đang sử dụng.

Câu 5. Đâu không phải ưu điểm của trồng trọt ngoài tự nhiên là:

A. Đơn giản

B. Dễ thực hiện

C. Tránh tác động của sâu bệnh

D. Thực hiện trên diện tích lớn

Giải thích: Ưu điểm “Tránh tác động của sâu bệnh” không thuộc về phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên mà đây là ưu điểm của phương thức trồng trọt trong nhà có mái che. Những ưu điểm của trồng trọt ngoài tự nhiên có thể kể tới như việc thực hiện canh tác đơn giản, dễ thực hiện; có thể tiến hành canh tác trên diện tích lớn, từ đó giúp hạ giá thành sản phẩm.

Câu 6. Đâu là ngành nghề trong trồng trọt?

A. Kĩ sư trồng trọt

B. Kĩ sư bảo vệ thực vật

C. Kĩ sư chọn giống cây trồng

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7. Kĩ sư bảo vệ thực vật:

A. Là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt.

B. Là người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.

C. Là người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8. Kĩ sư trồng trọt

A. Là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt.

B. Là người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.

C. Là người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9. Kĩ sư chọn giống cây trồng:

A. Là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt.

B. Là người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.

C. Là người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10. Trồng trọt công nghệ cao có mấy đặc điểm cơ bản?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Giải thích: Trồng trọt công nghệ cao có 4 đặc điểm cơ bản là:

- Đất trồng được thay thế bằng dung dịch dinh dưỡng hoặc giá thể

- Ưu tiên sử dụng những giống cây trồng cải tiến, có chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn giúp tăng năng suất

- Sử dụng những trang thiết bị, công nghệ hiện đại, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

- Sử dụng những lao động có trình độ cao

Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 1 - Nâng cao

Câu 11. Hình ảnh nào sau đây ứng với nghề kĩ sư chọn giống cây trồng?

Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt

Câu 12. Hình ảnh nào sau đây ứng với nghề kĩ sư bảo vệ thực vật?

Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt

Câu 13. Vai trò đầu tiên của ngành trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 là:

A. Đảm bảo an ninh lượng thực

B. Thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi và công nghiệp

C. Tham gia vào xuất khẩu

D. Tạo việc làm cho người lao động

Giải thích: Vai trò đầu tiên của ngành trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 là đảm bảo an ninh lượng thực, cụ thể là cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội, góp phần hạn chế tình trạng thiếu lương thực. Đây là mang tính chất quyết định tới sự tồn tại và phát triển của xã hội con người.

Câu 14. Có mấy thành tựu về ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 15. Ngành trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 có triển vọng gì?

A. Phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu.

B. Hướng tới nền nông nghiệp 4.0

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Giải thích: Ngành trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 có triển vọng về phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao. Đây là xu hướng tất yếu của ngành trồng trọt,đồng thời hướng tới nền nông nghiệp 4.0.

Câu 16. Người lao động làm việc trong ngành nghề của trồng trọt cần đảm bảo mấy yêu cầu cơ bản?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 17. Yêu cầu đầu tiên đối với người lao động làm việc trong ngành nghề trồng trọt là:

A. Có sức khỏe tốt, chăm chỉ, chịu khó và có trách nhiệm.

B. Có kiến thức, kĩ năng cơ bản về trồng trọt, có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong trồng trọt.

C. Tuân thủ an toàn trong lao động, có ý thức bảo vệ môi trường.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 18. Yêu cầu thứ hai đối với người lao động làm việc trong ngành nghề trồng trọt là:

A. Có sức khỏe tốt, chăm chỉ, chịu khó và có trách nhiệm.

B. Có kiến thức, kĩ năng cơ bản về trồng trọt, có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong trồng trọt.

C. Tuân thủ an toàn trong lao động, có ý thức bảo vệ môi trường.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 19. Yêu cầu thứ ba đối với người lao động làm việc trong ngành nghề trồng trọt là:

A. Có sức khỏe tốt, chăm chỉ, chịu khó và có trách nhiệm.

B. Có kiến thức, kĩ năng cơ bản về trồng trọt, có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong trồng trọt.

C. Tuân thủ an toàn trong lao động, có ý thức bảo vệ môi trường.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 20. Vai trò thứ hai của ngành trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 là:

A. Đảo bảo an ninh lượng thực

B. Thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi và công nghiệp

C. Tham gia vào xuất khẩu

D. Tạo việc làm cho người lao động

Giải thích: Ngành trồng trọt có 3 vai trò chính là cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi cũng như cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp và cung cấp nông sản phục vụ co kinh doanh - xuất khẩu.

icon-date
Xuất bản : 13/09/2022 - Cập nhật : 21/04/2023