Hướng dẫn giải bài tập Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 5: Giá thể cây trồng nằm trong bộ sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn hi vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Công nghệ 10 Bài 5.
Bài 5: Giá thể cây trồng
Câu 1. Đâu là nhược điểm của giá thể perlite?
A. Có chứa nhiều silic
B. Có chứa nhiều nhôm, một phần nhóm giải phóng ra ngoài làm độ pH giảm.
C. Không giữ nước, khô nhanh,
D. Không chứa chất dinh dưỡng; đất sét là nguyên liệu không tái tạo được.
Giải thích:
Giá thể Perlite là giá thể trơ nên nó không bị phân huỷ thành dạng bột mịn, giúp ngăn ngừa sự nén chặt đất, gia tăng sự thoát nước cho đất. Tuy nhiên nhược điểm của giá thể perlite là trong thành phần có chứa nhiều nhôm, một phần nhôm sẽ giải phóng ra ngoài làm độ pH giảm => gây mất cân bằng độ pH của đất.
Câu 2. Trong phương pháp tạo giá thể mùn cưa bước thứ 3 là làm gì?
A. Ủ mùn cưa với chế phẩm vi sinh
B. Phơi khô, đảo đều
C. Tập kết mùn cưa về xưởng chế biến
D. Đáp án khác
Giải thích: Mùn cưa là phụ phẩm sản xuất từ gỗ, tre, nứa => thành phần chủ yếu là xenlulozo. Xenlulozo dễ phân hủy trở thành chất dinh dưỡng cho cây trồng dễ hấp thụ. Bên cạnh đó mùn cưa có khả năng giữ ẩm, thoát nước tốt, rất thích hợp để sử dụng trong trồng trọt. Trong phương pháp tạo giá thể mùn cưa bước thứ 3 là ủ mùn cưa với chế phẩm vi sinh.
Câu 3. Hãy cho biết: Giá thể perlite được sản xuất qua mấy bước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4. Đặc điểm chung sản xuất giá thể hữu cơ tự nhiên đều có các bước sau:
A. Tập kết nguyên liệu
B. Phối trộn và ủ
C. Kiểm tra chất lượng, đóng gói và vận chuyển đến nơi tiêu thụ
D. Cả 3 đáp án trên
Giải thích: Đặc điểm chung sản xuất giá thể hữu cơ tự nhiên đều có các bước là tập kết nguyên liệu, phối trộn & ủ. Cuối cùng là bước kiểm tra chất lượng, đóng gói và vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
Câu 5. Xác định: Sản xuất giá thể trấu hun gồm mấy bước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6. Đâu được xem là giá thể trồng cây?
A.Than bùn
B.Mùn cưa
C.Trấu hun
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7. Đâu là nhược điểm của giá thể xơ dừa?
A. Thường có chứa tanin, lignin khó phân huỷ nên gây nghẽn quá trình hút dinh dưỡng và nước của rễ cây.
B. Hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng trong giá thể than bùn thấp nên khi sử dụng cần bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng.
C. Giá thể chủ yếu là cellulose nên có độ thoáng khí thấp, giữ ẩm không đều.
D. Có dinh dưỡng kém, hấp thụ nhiệt lớn nên không tốt cho cây trồng trong thời tiết nắng nóng.
Giải thích: Tanin, lignin là những chất có tác dụng khiến cho cây trồng không hấp thụ được dinh dưỡng và không khí, từ đó làm cho cây trồng bị thiếu dinh dưỡng dẫn tới còi cọc => cây trồng bị chết. Vì vậy nhược điểm của giá thể xơ dừa có chứa tanin, lignin khó phân huỷ nên gây nghẽn quá trình hút dinh dưỡng và nước của rễ cây.
Câu 8. Xác định bước phơi khô than bùn ngoài không khí và nghiền nhỏ thuộc bước thứ mấy của bước tạo giá thể than bùn?
A. Bước 1
B. Bước 2
C. Bước 3
D. Bước 4
Câu 9. Đâu là không phải là giá thể hữu cơ tự nhiên?
A. Giá thể than bùn
B. Giá thể mùn cưa
C. Giá thể trấu hun
D. Giá thể perlite
Giải thích: Giá thể perlite không phải là giá thể hữu cơ tự nhiên. Giá thể perlite (đá trân châu) là một loại đá thủy tinh vô định hình có nguồn gốc từ núi lửa. Giá thể perlite được sản xuất bằng cách nung nóng đá Obsidian ở nhiệt độ 1.560-1.650 ° F (850-900 ° C) khiến cho các khoáng chất trở nên mềm đi.
Câu 10. Lợi ích của giá thể trồng cây:
A. Cây trồng khỏe, sinh trưởng và phát triển tốt, sạch bệnh
B. Tạo nguồn nông sản sạch
C. An toàn cho người sử dụng
D. Cả 3 đáp án trên
Giải thích: Lợi ích của giá thể trồng cây là giúp cho cây trồng khỏe, sinh trưởng và phát triển tốt, sạch bệnh, từ đó tạo ra nguồn nông sản sạch và an toàn cho người sử dụng.
Câu 11. Giá thể trồng cây:
A. Là các vật liệu để trồng cây, có khả năng giữ nước, có độ thoáng tạo môi trường thuận lợi cho sự nảy mầm của hạt, hình thành và phát triển của bộ rễ của cây trồng, giúp cây hấp thụ nước, dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển.
B. Là các loại xô, chậu, chai lọ,…
C. Là các vật liệu để trồng cây có độ thoáng tạo môi trường thuận lợi cho sự nảy mầm của hạt
D. Là các vật liệu để trồng cây, có khả năng giữ nước
Câu 12. Hãy cho biết, có giá thể trồng cây nào?
A. Giá thể hữu cơ tự nhiên
B. Giá thể trơ cứng
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 13. Hãy cho biết, giá thể nào sau đây không phải là giá thể trơ cứng?
A. Xơ dừa
B. Gốm
C. Perlite
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 14. Xác định nhược điểm của giá thể trấu hun?
A. Có dinh dưỡng kém, hấp thụ nhiệt lớn nên không tốt cho cây trồng trong thời tiết nắng nóng.
B. Hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng trong giá thể than bùn thấp nên khi sử dụng cần bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng
C. Giá thể chủ yếu là cellulose nên có độ thoáng khí thấp, giữ ẩm không đều.
D. Thường có chứa tanin, lignin khó phân huỷ nên gây nghẽn quá trình hút dinh dưỡng và nước của rễ cây.
Giải thích: Trấu hun một loại giá thể được sản xuất bằng cách đốt trấu tươi trong điều kiện yếm khí (thiếu oxy). Đây là một loại giá thể có tính chất nhẹ, xốp, có màu đen. Sau khi đốt thì thành phần chủ yếu còn là carbohydrat và kali. Giá thể trấu hun có nhược điểm là hàm lượng dinh dưỡng thấp, hấp thụ nhiệt lớn nên không tốt cho cây trồng trong thời tiết nắng nóng.
Câu 15. Quy trình sản xuất giá thể perlite gồm mấy bước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 16. Ý nghĩa của việc sử dụng giá thể trồng cây:
A. Cây trồng khỏe, sinh trưởng và phát triển tốt, sạch bệnh
B. Tạo nguồn nông sản sạch
C. An toàn cho người sử dụng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 17. Sản xuất giá thể trồng cây:
A. Tạo ra từ xác các loài thực vật khác nhau, thủy phân trong điều kiện kị khí
B. Tạo ra từ mùn cưa trong quá trình sản xuất và chế biến gỗ.
C. Tạo bởi quá trình đốt vỏ trấu của hạt thóc trong điều kiện kị khí. Tạo ra từ vỏ dừa. Tạo ra từ đá perlite trong tự nhiên bằng cách xay, nghiền nhỏ và nung ở nhiệt độ cao. Được sản xuất từ đất sét, đất phù sa, một số phụ phẩm nông nghiệp bằng cách nghiền, nặn thành viên và nung ở nhiệt độ cao
D. Tất cả các đáp án trên
Giải thích: Có nhiều phương pháp để sản xuất giá thể trồng cây bao gồm cả giá thể hữu cơ và giá thể vô cơ như tạo ra từ xác các loài thực vật khác nhau, thủy phân trong điều kiện kị khí; tạo ra từ mùn cưa trong quá trình sản xuất và chế biến gỗ; tạo bởi quá trình đốt vỏ trấu của hạt thóc trong điều kiện kị khí; tạo ra từ vỏ dừa hay tạo ra từ các chất vô cơ như đá Perlite, đất sét,…
Câu 18. Đâu là lợi ích của việc sử dụng giá thể trồng cây?
A. Trồng cây bằng giá thể dễ trồng, chăm sóc thuận tiện.
B. Giá thể đã được xử lí, phối trộn với các chất dinh dưỡng cân đối nên cây trồng khỏe, sinh trưởng và phát triển tốt, sạch bệnh, tạo ra nguồn nông sản sạch và an toàn cho người sử dụng.
C. Cả A và B đúng
D. Đáp án khác
Giải thích: Lợi ích của việc sử dụng giá thể trồng cây là dễ trồng, chăm sóc thuận tiện và giá thể đã được xử lí, phối trộn với các chất dinh dưỡng cân đối nên cây trồng khỏe, sinh trưởng và phát triển tốt, sạch bệnh, tạo ra nguồn nông sản sạch và an toàn cho người sử dụng.
Câu 19. Bước đầu tiên của quy trình sản xuất mùn cưa là gì?
A. Tập kết mùn cưa về xưởng chế biến
B. Phơi khô, đảo đều
C. Ủ mùn với chế phẩm vi sinh vật
D. Kiểm tra, đóng gói.
Câu 1. Có mấy nhóm giá thể trồng cây?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Giải thích: Có 2 nhóm giá thể trồng cây:
- Giá thể hữu cơ: là những loại giá thể có nguồn gốc hữu cơ, có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ bị phân hủy, có thể thay đổi độ pH và đặc tính trong quá trình sử dụng. Ví dụ: xơ dừa, mùn cưa, than bùn,…
- Giá thể vô cơ: là những loại giá thể bền vững, khó hoặc lâu bị phân hủy. Giá thể vô cơ ít bị thay đổi tính chất trong quá trình sử dụng cũng như làm thay đổi tính chất của các loại vật liệu khác. Ví dụ: đá Perlite, Pumice, Vermiculite, đất nung,…