logo

[Sách mới] Soạn Hóa 10 Bài 8 Cánh diều: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Hướng dẫn Sách mới Soạn Hóa 10 Bài 8 Cánh diều: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK Hóa học 10 trang 46, 47, 48 bộ Cánh diều theo chương trình sách mới. Hi vọng, qua bài viết này các em học sinh có thể nắm vững nội dung bài và hiểu bài tốt hơn.

Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trang 46, 47, 48 SGK Hóa 10 Cánh diều


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 46 SGK Hóa học 10

Francium (Fr) là nguyên tố phóng xạ được phát hiện bởi Peray (Pơ – rây) năm 1939, nguyên tố này thuộc chu kì 7, nhóm IA. Hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của francium (Đó là kim loại hay phi kim? Mức độ hoạt động hóa học của francium như thế nào?)

Lời giải:

Nhóm IA gồm các nguyên tố kim loại (trừ H) ⇒ Fr là kim loại.

Trong một nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính kim loại tăng. Lại có Fr ở chu kì 7 nên là kim loại hoạt động hóa học rất mạnh.


I. Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học


II. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Trả lời câu hỏi trang 47 SGK Hóa học 10

Luyện tập: Viết công thức hydroxide của nguyên tố Sr (Z = 38) và dự đoán hydroxide này có tính base mạnh hay yếu.

Lời giải:

- Viết cấu hình electron nguyên tử Sr (Z = 38), xác định vị trí của Sr trong bảng tuần hoàn.

- Từ vị trí và đơn vị điện tích hạt nhân dự đoán hydroxide của Sr tính base mạnh hay yếu.

Luyện tập: Một acid của Se (Z = 34) có công thức H2SeO4. Acid này là acid mạnh hay yếu?

Lời giải:

Se ở ô số 34, chu kì 4, thuộc nhóm VIA

- Acid của Se là: H2SeO4, là một acid yếu.


Bài tập

Trả lời câu hỏi trang 48 SGK Hóa học 10

Bài 1: Nguyên tố X có Z = 38, có cấu hình electron lớp ngoài cùng và sát ngoài cùng là 4s24p65s2.

a) Cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn.

b) Hãy cho biết tính chất hóa học cơ bản của X là gì.

c) Viết công thức oxide và hydroxide cao nhất của X.

d) Viết phương trình phản ứng hóa học khi cho X tác dụng với Cl2.

Lời giải:

a) Dựa vào cấu hình electron của X ta thấy:

Có 5 lớp electron ⇒ X thuộc chu kì 5

Có 2 electron lớp ngoài cùng, nguyên tố s ⇒ X thuộc nhóm IIA

b) X là nguyên tố họ s, chu kì 5, nhóm IIA ⇒ X là kim loại hoạt động hóa học mạnh.

c) X thuộc nhóm IIA ⇒ có hóa trị cao nhất II

Công thức oxide cao nhất của X là XO

Công thức hydroxide của X là X(OH)2

d) Phương trình phản ứng hóa học khi cho X tác dụng với Cl2:

X + Cl2 → XCl2

Bài 2: Trình bày các quy luật về xu hướng biến đổi bán kính, độ âm điện, tính kim loại, tính phi kim của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm A

Lời giải:

- Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử các nguyên tố:

+ Bán kính: xu hướng giảm dần do điện tích tăng dần nên hạt nhân sẽ hút electron lớp ngoài cùng mạnh hơn.

+ Tính kim loại có xu hướng giảm dần còn tính phi kim có xu hướng tăng dần. Do lực hút của hạt nhân tới electron hóa trị tăng, làm giảm khả năng nhường electron của nguyên tố.

+ Độ âm điện: xu hướng tăng dần do điện tích hạt nhân tăng lên, bán kính nguyên tử giảm dần nên khả năng hút cặp e liên kết càng mạnh.

- Trong một nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử các nguyên tố:

+ Bán kính: xu hướng tăng dần do số lớp electron tăng dần.

+ Tính kim loại có xu hướng tăng dần còn tính phi kim có xu hướng giảm dần.. Do lực hút của hạt nhân tới electron hóa trị giảm dần, làm tăng khả năng nhường electron.

+ Độ âm điện: xu hướng giảm dần do theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, lực hút của hạt nhân tới cặp electron liên kết giảm.

Ghi chú: Các quy luật về xu hướng biến đổi bán kinh, tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm chỉ áp dụng cho nguyên tố nhóm A.

Bài 3: Hydroxide của nguyên tố T có tính base mạnh và tác dụng được với HCl theo tỉ lệ mol giữa hydroxide của T và HCl là 1 : 2. Hãy dự đoán nguyên tố T thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Lời giải:

- Vì hydroxide của T có tính base rất mạnh, tác dụng với HCl nên T có thể thuộc nhóm IA hoặc IIA.

- Tỉ lệ mol giữa hydroxide của T và HCl là 1 : 2 Suy ra T có hóa trị II.

- Vậy T thuộc nhóm IIA, nhóm kim loại kiềm thổ nên hydroxide có tính base rất mạnh.

Bài 4*: Oxide cao nhất của hai nguyên tố X và Y khi tan trong nước tạo dung dịch làm giấy quỳ chuyển sang màu xanh. Biết rằng tỉ lệ nguyên tử X cũng như Y với oxygen trong các oxide cao nhất là bằng nhau, khối lượng phân tử oxide cao nhất của Y lớn hơn khối lượng phân tử oxide cao nhất của X.

a) Dự đoán X và Y thuộc loại nguyên tố nào (kim loại, phi kim,…). Giải thích.

b) Dự đoán hai nguyên tố X và Y thuộc cùng một chu kì hay cùng một nhóm? Giải thích.

c) So sánh số hiệu nguyên tử của X và Y. Giải thích.

Lời giải:

a) Oxide cao nhất của hai nguyên tố X và Y khi tan trong nước tạo dung dịch làm giấy quỳ chuyển sang màu xanh ⇒ Oxide cao nhất của X và Y có tính base.

⇒ X và Y là kim loại.

b) Tỉ lệ nguyên tử X cũng như Y với oxygen trong các oxide cao nhất là bằng nhau

⇒ Các oxide cao nhất của hai nguyên tố X và Y lần lượt là XO và YO

⇒ X và Y có hóa trị II ⇒ X và Y đều thuộc nhóm IIA.

c) Các oxide cao nhất của hai nguyên tố X và Y lần lượt là XO và YO

mà khối lượng phân tử oxide cao nhất của Y lớn hơn oxide cao nhất của X.

⇒ Khối lượng phân tử của Y lớn hơn của X.

⇒ Số hiệu nguyên tử của Y lớn hơn của X.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Hóa 10 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Hóa 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 12/09/2022 - Cập nhật : 13/09/2022