logo

Lý thuyết KHTN 7 Bài 37 ngắn nhất: Ứng dụng sinh trường và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn (KNTT)

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 37 Kết nối tri thức: Ứng dụng sinh trường và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết KTHN 7 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 37: Ứng dụng sinh trường và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức

>>> Tham khảo: Soạn KHTN 7 Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn - KNTT


I. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật chịu sự tác động của các nhân tố như nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng và một số chất có tác dụng kích thích hoặc ức chế sinh trưởng, phát triển do cơ thể tiết ra (hormone).

1. Nhiệt độ.

Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là đối với thực vật và động vật biến nhiệt. Khi trời lạnh, động vật mất nhiều năng lượng để duy trì nhiệt độ cơ thể, dẫn đến sinh trưởng giảm nếu không được bổ sung thêm thức ăn để chống rét.

Lý thuyết KHTN 7 Bài 37 ngắn nhất: Ứng dụng sinh trường và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn (KNTT)

2. Ánh sáng

Ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và thời gian ra hoa của thực vật.

Ánh sáng giúp cơ thể người tổng hợp vitamin D, giúp động vật thu thêm nhiệt trong những ngày trời rét.

Lý thuyết KHTN 7 Bài 37 ngắn nhất: Ứng dụng sinh trường và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn (KNTT)

3. Nước

Nước tham gia vào quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng nên ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Ví dụ: Ở thực vật, nước là nguyên liệu cho quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ giúp cây lớn lên; ở động vật, nước là nguyên liệu và môi trường cho quá trình tổng hợp các chất xây dựng cơ thể. Nếu thiếu nước, quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ bị chậm hoặc ngừng lại, thậm chí là chết.

4. Chất dinh dưỡng

Dinh dưỡng là nhân tố quan trọng tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Nếu thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, động vật sẽ chậm lớn, gầy yếu, sức để kháng kém. Ở thực vật, nếu thiếu các nguyên tố khoáng, đặc biệt là nitrogen quá trình sinh trưởng sẽ bị ức chế, thậm chí có thể bị chết. Tuy nhiên, nếu thừa chất đinh dưỡng, quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật, động vật và người cũng bị ảnh hưởng.


II. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn

1. Ứng dụng trong trồng trọt

a. Điều khiển sinh trưởng và phát triển bằng các yếu tố bên ngoài

Con người đã chủ động điểu khiển các yếu tố bên ngoài cho phù hợp thông qua các biện pháp
như chiếu sáng nhân tạo, trồng cây trong nhà kính, bón phân, tưới nước hợp lí, thu hoạch đúng thời điểm,.. để thúc đẩy sinh trưởng và phát triển, nhằm tăng năng suất cây trồng.

Lý thuyết KHTN 7 Bài 37 ngắn nhất: Ứng dụng sinh trường và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn (KNTT)

b. Điều khiển sinh trưởng và phát triển bằng các nhân tố bên trong

Dựa vào các chất kích thích và ức chế sinh trưởng cây tiết ra, con người đã tổng hợp được các chất kích thích và ức chế sinh trưởng nhân tạo, sử dụng chúng trong trồng trọt với nhiều mục đích khác nhau. Các chất kích thích nhân tạo được sử dụng để kích thích cây ra rễ, ra hoa, thúc hạt và củ nảy mầm, kích thích tăng chiểu cao cây, phát triển lá, tạo quả (Hình 37.4a, b). Các chất ức chế thường được dùng để kìm hãm sự nảy mầm của hạt và củ để bảo quản (Hình 37.4c), kìm hãm sự phát triển của thân và lá để duy trì hình dáng của cây cảnh,...

2. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi

- Ứng dụng về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật trong chăn nuôi:

+ Điều khiển yếu tố môi trường để làm thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi: cho ăn uống đầy đủ; chăm sóc và vệ sinh chuồng trại thường xuyên; chú ý chống nóng, chống rét cho vật nuôi,…

+ Sử dụng chất kích thích sinh trưởng trộn lẫn vào thức ăn giúp vật nuôi lớn nhanh.

3. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật trong phòng trừ sinh vật gây hại

Dựa vào những hiểu biết về giai đoạn sinh trưởng phát triển của sinh vật gây bệnh cho sinh vật, người ta áp dụng các biện pháp phòng trừ bằng cách cắt đứt một giai đoạn nào đó trong vòng đời của chúng.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 ngắn gọn Kết nối tri thức

---------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 37 ngắn nhất: Ứng dụng sinh trường và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn (KNTT) trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 16/09/2022 - Cập nhật : 07/10/2022