logo

Lý thuyết KHTN 7 Bài 40 ngắn nhất: Sinh sản hữu tính ở sinh vật (KNTT)

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 40 ngắn nhất: Sinh sản hữu tính ở sinh vật (KNTT) theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết KTHN 7 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức

>>> Tham khảo: Soạn KHTN 7 Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật - KNTT


I. Khái niệm sinh sản hữu tính

Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới qua sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới. 

Lý thuyết KHTN 7 Bài 40 ngắn nhất: Sinh sản hữu tính ở sinh vật (KNTT)

Là hình thức sinh sản điển hình ở thực vật có hoa và nhiều nhóm động vật.


II. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa

1. Cơ quan sinh sản

Ở thực vật có hoa, hoa là cơ quan sinh sản, bộ phận sinh sản của hoa là nhị và nhụy. Nhị hoa gồm chỉ nhị và bao phấn, bao phấn chứa hạt phấn (mang giao tử đực). Nhụy hoa gồm đầu nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy; bầu nhụy chứa noãn mang, giao tử cái.

Hoa có cả nhị và nhụy được gọi là hoa lưỡng tính, ví dụ: hoa li, hoa hồng, hoa đào,... Hoa chỉ mang nhị hoặc nhụy được gọi là hoa đơn tính, ví dụ: hoa mướp, hoa bí, hoa dưa chuột, hoa liễu, hoa đưa hấu,... Ngoài ra, hoa còn có nhiều bộ phận khác 

Lý thuyết KHTN 7 Bài 40 ngắn nhất: Sinh sản hữu tính ở sinh vật (KNTT)

2. Quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật

Các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật:

- Tạo giao tử: Các giao tử đục được hình thành trong bao phấn, giao tử cái được hình thành trong bầu nhụy.

- Thụ phấn: Hạt phấn di chuyển đến đầu nhụy. Hiện tượng thụ phấn xảy ra nhờ gió, côn trùng hoặc tác động của con người.

- Thụ tinh: Hạt phấn sau khi đến đầu nhụy, nảy mầm thành ống phấn chứa giao tử đực, xuyên qua vòi nhụy vào bầu nhụy. Tại đây, giao tử đực tham gia vào quá trình thụ tinh với noãn cầu (giao tử cái) tạo thành hợp tử.

- Hình thành quả và hạt: Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm trong hạt. Hạt do noãn phát triển thành. Mỗi noãn được thụ tinh tạo thành một hạt. Bầu nhụy sinh trưởng dày lên tạo thành quả chứa hạt.

- Hạt sẽ nảy mầm rồi tiến hành quá trình sinh trưởng và phát triển để tạo thành cây con.


III. Sinh sản hữu tính ở động vật

Lý thuyết KHTN 7 Bài 40 ngắn nhất: Sinh sản hữu tính ở sinh vật (KNTT)

Sinh sản hữu tính ở hầu hết các loài động vật gồm 3 giai đoạn: hình thành giao tử, thụ tinh và phát triển phôi.

Hình thành giao tử: tế bào trứng được hình thành và phát triển trong cơ quan sinh dục cái, tế bào tinh trùng được hình thành trong cơ quan sinh dục đực.

Thụ tinh: là sự kết hợp giao tử đực với giao tử cái tạo thành hợp tử. Ở một số động vật, quá trình thụ tinh diễn ra bên ngoài cơ thể cái (ếch, cá chép...).

Phát triển phôi: hợp tử phân chia và phát triển thành phôi. Phôi có thể phát triển thành cơ thể con bên ngoài cơ thể mẹ (loài đẻ trứng) hoặc ở bên trong cơ thể mẹ (loài đẻ con)


IV. Vai trò và ứng dụng của sinh sản hữu tính ở sinh vật

- Vai trò của sinh sản hữu tính ở sinh vật:

+ Tạo ra các cá thể mới đa dạng, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài và sự thích nghi của loài trước môi trường sống luôn thay đổi.

+ Tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú cho chọn giống và tiến hóa của loài.

- Ứng dụng sinh sản hữu tính ở sinh vật: Trong chăn nuôi và trồng trọt, con người đã ứng dụng sinh sản hữu tính để tạo ra thế hệ con mang các đặc điểm tốt của cả bố lẫn mẹ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 ngắn gọn Kết nối tri thức

---------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 40 ngắn nhất: Sinh sản hữu tính ở sinh vật (KNTT) trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 16/09/2022 - Cập nhật : 07/10/2022