logo

Lý thuyết KHTN 7 Bài 36 ngắn nhất: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (KNTT)

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 36 ngắn nhất: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (KNTT) theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết KTHN 7 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức

>>> Tham khảo: Soạn KHTN 7 Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - KNTT


I. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

1. Sinh trưởng, phát triển là gì?

Sinh trưởng là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.

Phát triển bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.

Lý thuyết KHTN 7 Bài 36 ngắn nhất: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (KNTT)

2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Mỗi sinh vật từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành đều trải qua những giai đoạn sinh trưởng và phát triển nhất định, có hình thái và kích thước khác nhau, đặc trưng cho loài.

Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam và con ếch:

- Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam: Hạt → Hạt nảy mầm → Cây con → Cây trưởng thành → Ra hoa, kết quả.

- Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của con ếch: Trứng đã thụ tinh → Ấu trùng → Ếch trưởng thành.

Sinh trưởng gắn liền với phát triển và phát triển dựa trên cơ sở của sinh trưởng. Nếu không có sinh trưởng sẽ không có phát triển và ngược lại.


II. Mô phân sinh và chức năng của mô phân sinh

Lý thuyết KHTN 7 Bài 36 ngắn nhất: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (KNTT)

Thực vật sinh trưởng nhờ hoạt động của mô phân sinh - nhóm tế bào chưa phân hoá nên còn duy trì được khả năng phân chia. Có hai loại mô phân sinh chính là mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.

Mô phân sinh đỉnh có ở đỉnh rễ và các chồi thân (gồm chổi ngọn hay còn gọi là chồi đỉnh và chổi nách), giúp thân, cành và rễ tăng lên về chiều dài. Mô phân sinh bên giúp thân, cành và rễ tăng về chiểu ngang.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 ngắn gọn Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 36 ngắn nhất: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (KNTT) trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 16/09/2022 - Cập nhật : 07/10/2022