logo

Lý thuyết KHTN 7 Bài 34 ngắn nhất: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn (KNTT)

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 34 ngắn nhất: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn (KNTT) theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết KTHN 7 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức

>>> Tham khảo: Soạn KHTN 7 Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn - KNTT


I. Ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong trồng trọt 

Lý thuyết KHTN 7 Bài 34 ngắn nhất: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn (KNTT)

Con người đã ứng dụng tính hướng sáng, hướng nước, hướng, chất dinh dưỡng,... ở các loài thực vật để có chế độ chiếu sáng, tưới nước, bón phân, làm giàn,... phù hợp với mỗi loài nhằm tạo điểu kiện cho cây trồng sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, đồng thời đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của con người. 

Người ta cũng lợi dụng tập tính của các loài động vật gây hại cho cây trồng như bướm, bọ xít, châu chấu, chuột,... để tìm cách xua đuổi và tiêu diệt chúng, bảo vệ mùa màng.


II. Ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong chăn nuôi

Lý thuyết KHTN 7 Bài 34 ngắn nhất: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn (KNTT)

Ứng dụng hiện tượng cảm ứng hoặc tập tính của động vật trong chăn nuôi:

- Dạy hổ, voi, khỉ, cá heo làm xiếc.

- Thắp đèn khi đi câu mực.

- Huấn luyện chó nghiệp vụ để phát hiện ma túy và bắt kẻ gian.

- Dạy chim ưng săn mồi.

- Huấn luyện chó để chăn cừu.

- Nghe tiếng gọi để gọi gà, vịt,… chạy ra ăn thức ăn.

- Chọn con chó đực đầu đàn để làm con đứng đầu khi kéo xe tuyết.

- Lấy trứng ra khỏi ổ của gà để tránh tập tính ấp trứng của gà khiến gà ngừng đẻ trứng.


III. Ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong học tập và đời sống

Lý thuyết KHTN 7 Bài 34 ngắn nhất: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn (KNTT)

Các thói quen tốt hay xấu ở người đều là những tập tính học được, được hình thành do lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình sống. Do đó, trong học tập, muốn nắm chắc kiến thức và ghi nhớ bài được lâu, cần thường xuyên ôn lại bài và làm bài tập nhiều lần. Tương tự, muốn hình thành những thói quen tốt như đi ngủ và thức dậy đúng giờ, đọc sách, tập thể dục buổi sáng, chấp hành luật an toàn giao thông (Hình 34.4),... cần kiên trì lặp lại các hoạt động đó trong thời gian dài và tiếp tục duy trì sau đó. Muốn loại bỏ các thói quen xấu như thức khuya, ngủ dậy muộn,... cần phải có quyết tâm từ bỏ chúng bằng cách thường xuyên thực hiện các việc làm và thói quen ngược lại.

Ứng dụng tập tính trong học tập:

- Muốn nắm chắc kiến thức và ghi nhớ bài được lâu, cần thường xuyên ôn lại bài và làm bài tập nhiều lần.

- Kiên trì thực hiện các hành động tốt và có quyết tâm từ bỏ các hành động xấu để hình thành các thói quen tốt phục vụ cho việc học tập: đọc sách, dậy đúng giờ,…

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 ngắn gọn Kết nối tri thức

---------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 34 ngắn nhất: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn (KNTT) trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 16/09/2022 - Cập nhật : 07/10/2022