logo

Lý thuyết KHTN 7 Bài 30 ngắn nhất: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật (KNTT)

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 30 ngắn nhất: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật (KNTT) theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết KHTN 7 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức

>>> Tham khảo: Soạn KHTN 7 Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật - KNTT


I. Sự hấp thụ nước và chất khoáng từ môi trường ngoài vào rễ

- Ở đa số thực vật, sự hút nước và khoáng chủ yếu xảy ra ở các tế bào lông hút ở rễ (là tế bào biểu bì rễ biến dạng). Nước và các chất khoáng hòa tan trong nước hấp thụ vào rễ rồi tiếp tục được vận chuyển theo mạch gỗ đến các bộ phận của cây (dòng đi lên). Sự phát triển của bộ rễ có ảnh hưởng lớn tới quá trình hấp thụ nước và chất khoáng.

- Nước và chất khoáng hòa tan trong đất được lông hút hấp thụ sẽ được vận chuyển đi qua vỏ rễ rồi vào mạch gỗ của cây theo 2 con đường: con đường đi qua khoảng không gian giữa các tế bào và con đường đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào.

Lý thuyết KHTN 7 Bài 30 ngắn nhất: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật (KNTT)

 II. Sự vận chuyển các chất trong cây

Thân cây có 2 loại mạch để vận chuyển các chất gọi là: mạch gỗ và mạch rây. 

- Mạch gỗ vận chuyển nước và các chất khoáng hòa tan từ rễ lên thân và lên lá.

- Mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ tổng hợp ở lá tới những nơi cần hoặc bộ phận dự trữ (hạt, củ, quả).


III. Quá trình thoát hơi nước ở lá

1. Hoạt động đóng, mở khí khổng

- Quá trình thoát hơi nước qua khí khổng:

+ Khi tế bào khí khổng trương nước, thành mỏng căng ra khiến thành dày căng theo, làm khe khí khổng mở rộng → Hơi nước thoát ra ngoài nhiều.

+ Khi tế bào khí khổng mất nước, thành mỏng và thành dày sẽ xẹp xuống, khe khí khổng đóng lại (không đóng hoàn toàn) → Hơi nước thoát ra hạn chế.

- Độ mở của khí khổng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

+ Ánh sáng: Ánh sáng có vai trò là tác nhân gây đóng mở khí khổng. Khí khổng của thực vật thường được mở rộng khi chiếu sáng.

+ Hàm lượng nước: Hàm lượng thấp (khi cây gặp hạn hán) thì khí khổng sẽ đóng lại hạn chế sự thoát hơi nước.

+ Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí càng thấp thì thoát hơi nước càng mạnh.

+ Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng như hàm lượng khí carbon dioxide, nhiệt độ, chế độ gió,…

2. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước ở lá

- Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng nước và các chất khoáng từ rễ lên lá và đến các bộ phận khác.

- Khí khổng mở tạo điều kiện cho không khí đi vào và đi ra khỏi cây.

- Hơi nước thoát ra ngoài mang theo một lượng nhiệt => hạ nhiệt độ của lá cây.

Lý thuyết KHTN 7 Bài 30 ngắn nhất: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật (KNTT)

IV. Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

Tên một số yếu tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật:

- Độ ẩm đất

- Hàm lượng khí O2 trong đất

- Độ tơi xốp và thoáng khí của đất

- Ánh sáng

- Nhiệt độ

- Độ ẩm không khí


V. Vận dụng hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật vào thực tiễn

Ở thực vật, nhu cầu về nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng,… khác nhau tùy loài, giai đoạn phát triển và điều kiện thời tiết. Vì vậy, để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao cần căn cứ vào những nhu cầu này để tưới nước, bón phân hợp lí.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 ngắn gọn Kết nối tri thức

----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 30 ngắn nhất: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật (KNTT) trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 16/09/2022 - Cập nhật : 07/10/2022