logo

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 7: Tốc độ của chuyển động (CD)

icon_facebook

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 7: Tốc độ của chuyển động (CD) theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết KTHN 7 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 7: Tốc độ của chuyển động - Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều

>>> Tham khảo: Soạn KHTN 7 Bài 7: Tốc độ của chuyển động - Cánh diều


I. Khái niệm tốc độ

Tốc độ có thể cho chúng ta biết ta biết một vật chuyển động nhanh hay chậm. Khoảng thời gian xác định có thể là 1 giây, 1 phút, 1 giờ,…

Nếu biết quãng đường vật đi và thời gian vật đi hết quãng đường đó thì tốc độ được tính bằng: Tốc độ = Quãng đường / Thời gian

Kí hiệu quãng đường vật đi là s, thời gian vật đi hết quãng đường đó là t, tốc độ của vật được tính là:

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 7: Tốc độ của chuyển động (CD)

 


II. Đơn vị đo tốc độ

Nếu đơn vị đo quãng đường là mét, đơn vị đo thời gian là giây thì đơn vị đo tốc độ là mét/giây, kí hiệu là m/s.

Có rất nhiều đơn vị đo khác nhau của tốc độ, tùy từng trường hợp mà chúng ta chọn đơn vị đo thích hợp. Một số đơn vị đo khác: 

s

km

km

m

t

h

phút

phút

v

km/h

km/phút

m/phút


III. Cách đo tốc độ bằng dụng cụ thực hành ở nhà trường

Cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây

- Có thể dùng đồng hồ bấm giây để đo khoảng thời gian vật đi trên quãng đường AB. Bấm đồng hồ đo khi vật ở A và bấm dừng đồng hồ đo khi vật ở B. Đồng hồ bấm giây sẽ cho biết khoảng thời gian vật đi từ A đến B.

- Đo quãng đường từ A đến B bằng dụng cụ đo chiều dài. Lấy chiều dài quãng đường AB chia cho khoảng thời gian đo bởi đồng hồ bấm giây. Kết quả thu được chính là tốc độ của vật.

Cách đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện

- Cố định cổng quang điện 1 ở vị trí A và cổng quang điện 2 ở vị trí B. Khoảng cách giữa A và B được đọc ở thước đo gắn với giá đỡ. Thời gian xe đi từ A đến B được đọc ở đồng hồ đo thời gian hiện số. Tốc độ của xe được tính bằng tỉ số khoảng cách giữa hai cổng quang điện và thời gian xe đi từ A đến B.

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 7: Tốc độ của chuyển động (CD)

IV. Cách đo tốc độ bằng thiết bị “Bắn tốc độ”

- Để kiểm tra tốc độ của các phương tiện giao thông đường bộ, người ta dùng thiết bị “bắn tốc độ”. Thiết bị này đo tốc độ của xe đang chuyển động như sau:

+ Súng phát tia sáng tới xe, bộ phận xử lí tín hiệu súng xác định thời gian từ lúc phát tia sáng tới lúc nhận lại tia phản xạ từ xe về súng. Lấy khoảng thời gian đó nhân với tốc độ ánh sáng rồi chia cho 2 để tính ra khoảng cách từ xe tới súng

+ Súng tiếp tục phát tia sáng lần thứ hai, tia sáng tới xe và trở lại bộ phận thu giống như lần trước. Khoảng cách giữa xe và súng được tính tương tự như trên

+ Hiệu khoảng cách từ xe tới súng giữa hai lần bắn chính là quãng đường xe đi giữa hai lần bắn

+ Bộ phận xử lí của súng tính ra tốc độ của xe bằng cách chia quãng đường này cho khoảng thời gian giữa hai lần bắn (được lập trình sẵn trong súng)

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 ngắn gọn Cánh diều

---------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 7: Tốc độ của chuyển động (CD) trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 19/09/2022 - Cập nhật : 21/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads