logo

Soạn KHTN 7 Bài 7: Tốc độ của chuyển động - Cánh diều

Hướng dẫn Soạn KHTN 7 Bài 7: Tốc độ của chuyển động trong bộ Cánh diều theo chương trình sách mới đầy đủ nhất dành cho bạn đọc tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới.

Bài 7: Tốc độ của chuyển động trang 47, 48, 49 Khoa học tự nhiên Cánh diều


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 47 SGK KHTN 7

Trong một buổi tập luyện, vận động viên A bơi được quãng đường 48 mét trong 32 giây, vận động viên B bơi được quãng đường 46,5 mét trong 30 giây.

Trong hai vận động viên này, vận động viên nào bơi nhanh hơn?

Lời giải:

Để biết vận động viên nào bơi nhanh hơn thì chúng ta cần so sánh tốc độ chuyển động:

Áp dụng công thức: 

Soạn KHTN 7 Bài 7 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 7 – Cánh diều

Tốc độ của vận động viên A: 

Soạn KHTN 7 Bài 7 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 7 – Cánh diều (ảnh 2)

Tốc độ của vận động viên B: 

Soạn KHTN 7 Bài 7 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 7 – Cánh diều (ảnh 3)

Ta thấy: vB > vA nên vận động viên B bơi nhanh hơn vận động viên A.


I. Khái niệm tốc độ

Trả lời câu hỏi trang 47 SGK KHTN 7

Câu 1: Từ kinh nghiệm thực tế, thảo luận về việc làm thế nào để biết vật chuyển động nhanh hay chậm.

Lời giải:

Để biết vật chuyển động nhanh hay chậm ta căn cứ vào tốc độ chủa chuyển động

Câu 2: Bảng dưới đây cho biết quãng đường và thời gian đi hết quãng đường đó của bốn xe A, B, C và D. Hãy cho biết xe nào đi nhanh nhất? Xe nào đi chậm nhất?

Xe Quãng đường (km) Thời gian (min)
A 80 50
B 72 50
C 80 40
D 99 45

Lời giải:

Soạn KHTN 7 Bài 7 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 7 – Cánh diều (ảnh 4)

II. Đơn vị đo tốc độ

Trả lời câu hỏi trang 48 SGK KHTN 7

Câu 1: Hãy kể tên các đơn vị đo tốc độ mà em biết.

Lời giải:

Một số đơn vị đo tốc độ: km/h; m/s; m/min; km/min; ….

Câu 2. Một ô tô đi được bao xa trong thời gian 0,75h với tốc độ 88km/h?

Lời giải:

 Quãng đường ô tô đi được là:

     S = v.t = 88.0,75 = 66 (km)

Câu 3: Bảng dưới đây cho biết thời gian đi 1000m của một số vật chuyển động. Tính tốc độ của các chuyển động đó.

Vật chuyển động Thời gian (s)
Xe đua 10
Máy bay chở khách 4
Tên lửa bay vào vũ trụ 0,1

Lời giải:

Soạn KHTN 7 Bài 7 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 7 – Cánh diều (ảnh 5)

III. Cách đo tốc độ bằng dụng cụ thực hành ở nhà trường

Trả lời câu hỏi trang 48 SGK KHTN 7

Có những cách nào để đo tốc độ của một vật trong phòng thí nghiệm?

Lời giải:

Các cách đo tốc độ trong phòng thí nghiệm.

- Cách 1:

+ Dùng đồng hồ bấm giây để xác định thời gian vật chuyển động từ điểm A đến điểm B.

+ Dùng thước dây hoặc thước mét đo khoảng cách độ dài AB.

+ Áp dụng công thức v=s/t để xác định tốc độ chuyển động của vật.

- Cách 2:

Soạn KHTN 7 Bài 7 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 7 – Cánh diều (ảnh 6)

+ Dùng cổng quang điện, khi vật chuyển động qua cổng quang điện A thì đồng hồ bắt đầu chạy, sau đó vật qua cổng quang điện B thì đồng hồ xác định được thời gian vật chuyển động từ A đến B.

Soạn KHTN 7 Bài 7 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 7 – Cánh diều (ảnh 7)

+ Khoảng cách giữa A và B được đọc ở thước đo gắn với giá đỡ.

+ Từ đó, áp dụng công thức v=s/t để xác định tốc độ chuyển động của vật.

Trả lời câu hỏi trang 49 SGK KHTN 7

Câu 1: Hai người cùng đo thời gian của một chuyển động bằng đồng hồ đếm giây nhưng lại cho kết quả lệch nhau. Hãy giải thích điều này là như thế nào. Từ đó thảo luận về ưu điểm và hạn chế của phương pháp đo tốc độ dùng đồng hồ đếm giây.

Lời giải:

- Đó có thể là vì động tác bấm đồng hồ của hai người không cùng 1 thời điểm, nhanh hoặc chậm hơn so với lúc xuất phát và lúc về đích ( có thể là lệch 1 giây thôi nhưng cũng sẽ cho kết quả lệch nhau ). Hoặc là do pin của đồng hồ ( Nếu đồng hồ có pin yếu thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của chiếc đồng hồ, sẽ dẫn đến cho kết quả sai lệch )

- Ưu điểm và hạn chế của phương pháp đo tốc độ dùng đồng hồ đếm giây:

+ Ưu điểm : Nhỏ gọn, dễ sử dụng, dễ xem, độ chính xác khá cao

+ Nhược điểm : Sau một thời gian sử dụng thì phải thay pin và chỉnh lại đồng hồ đo. việc sửa chữa hơi phức tạp

Câu 2: Đánh giá ưu điểm của phương pháp đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số so với đo bằng đồng hồ bấm giây.

Lời giải:

Khi dùng đồng hồ đo thời gian hiện số, thời điểm đồng hồ bắt đầu tính chuyển động và kết thúc chuyển động là trùng khớp với thời điểm chuyển động của xe. Vì vậy, kết quả đo thời gian không có sai số.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn KHTN 7 Bài 7: Tốc độ của chuyển động trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 30/07/2022 - Cập nhật : 07/09/2022