logo

[Sách mới] Lý thuyết Địa 10 Bài 2 Cánh diều: Sử dụng bản đồ

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 2 Cánh diều: Sử dụng bản đồ theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Địa 10 trọn bộ chi tiết, đầy đủ. 

Bài 2: Sử dụng bản đồ - Địa 10 Cánh Diều

>>> Tham khảo: Soạn Địa 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ - Cánh diều


I. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ


1. Phương pháp kí hiệu

- Đặc điểm:

+ Thường được sử dụng để biểu hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm.

+ Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư, trung tâm công nghiệp,...

- Khả năng thể hiện

+ Kí hiệu bản đồ biểu hiện số lượng, quy mô và chất lượng của đối tượng địa lí.

+ Các kí hiệu được đặt vào đúng vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

- Có ba dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu:

[Sách mới] Lý thuyết Địa 10 Bài 2 Cánh diều: Sử dụng bản đồ

+ Kí hiệu dạng chữ

+ Kí hiệu dạng tượng hình

+ Kí hiệu dạng hình học


2. Phương pháp đường chuyển động

- Đặc điểm:

+ Được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội.

+ Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, hướng động vật di cư, hướng vận tải hàng hoá, di dân,...

- Khả năng thể hiện: Màu sắc và kích thước (độ đậm, chiều rộng, chiều dài) các đường chuyển động biểu hiện kiểu loại, khối lượng hay tốc độ di chuyển của đối tượng.

[Sách mới] Lý thuyết Địa 10 Bài 2 Cánh diều: Sử dụng bản đồ

Bản đồ các dòng biển chính trên thế giới bằng phương pháp đường chuyển động


3. Phương pháp chấm điểm

- Đặc điểm:

+ Được sử dụng để biểu hiện các đối tượng địa lí có sự phân bố, phân tán trong không gian.

+ Ví dụ: phân bố dân cư, phân bố các cơ sở chăn nuôi,...

- Khả năng thể hiện: Mỗi chấm tương ứng với một giá trị nhất định.

[Sách mới] Lý thuyết Địa 10 Bài 2 Cánh diều: Sử dụng bản đồ

4. Phương pháp khoanh vùng

- Đặc điểm:

+ Thường sử dụng để biểu hiện những đối tượng địa lí phân bố tập trung (hoặc phổ biến) trên một không gian lãnh thổ nhất định.

+ Ví dụ: sự phân bố các kiểu rừng, các nhóm đất, các vùng chuyên canh cây trồng,...

- Khả năng thể hiện: Mỗi vùng phân bố được xác định bằng nền màu, nét chải hoặc kí hiệu đặc trưng cho đối tượng biểu hiện.

[Sách mới] Lý thuyết Địa 10 Bài 2 Cánh diều: Sử dụng bản đồ

Bản đồ các nhóm đất chính trên thế giới (thể hiện bằng phương pháp khoanh vùng)


5. Phương pháp bản đồ - biểu đồ

- Là phương pháp biểu hiện sự phân bố của đối tượng địa lí bằng cách đặt các biểu đồ vào không gian phân bố của đối tượng địa lí đó trên bản đồ.

- Ví dụ: cơ cấu sử dụng đất theo lãnh thổ, cơ cấu dân số các quốc gia, diện tích và sản lượng cây trồng,...

- Ngoài các phương pháp trên, còn có các phương pháp biểu hiện bản đồ khác như: phương pháp nền chất lượng, phương pháp đường đẳng trị,...

[Sách mới] Lý thuyết Địa 10 Bài 2 Cánh diều: Sử dụng bản đồ

Bản đồ quy mô và cơ cấu sử dụng đất của các châu lục năm 2019


II. Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống

Các bước sử dụng bản đồ trong học tập:

- Bước 1: Lựa chọn nội dung bản đồ.

- Bước 2: Đọc chú giải, tỉ lệ bản đồ và xác định phương hướng trên bản đồ.

- Bước 3: Đọc nội dung bản đồ.

=> Các bước sử dụng bản đồ trong đời sống cũng tương tự, nhưng sự phát triển của các thiết bị thông minh trang bị bản đồ số, hệ thống định vị toàn cầu GPS đã giúp việc sử dụng bản đồ thuận tiện hơn.


III. Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

- Khái niệm: GPS là một hệ thống các vệ tinh bay xung quanh Trái Đất theo một quỹ đạo chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất.

- Đặc điểm:

+ Các máy thu GPS nhận thông tin này để xác định vị trí của đối tượng trên mặt đất, được hiển thị thông qua hệ toạ độ địa lí và độ cao tuyệt đối.

+ Hệ thống GPS thường được kết nối với bản đồ số và phát triển trên môi trường internet, tạo thành hệ thống bản đồ trực tuyến, được tích hợp sẵn trên máy tính hoặc các thiết bị điện tử thông minh.

- Vai trò: 

GPS và bản đồ số được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống.

- Ví dụ: xác định vị trí người dùng hoặc các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất, tìm kiếm đường đi, giảm sát lộ trình, tốc độ di chuyển,…

[Sách mới] Lý thuyết Địa 10 Bài 2 Cánh diều: Sử dụng bản đồ

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết Địa 10 ngắn gọn Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 2 Cánh diều: Sử dụng bản đồ trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 16/09/2022 - Cập nhật : 17/09/2022