logo

[Sách mới] Lý thuyết Địa 10 Bài 28 Cánh diều: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 28 Cánh diều: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Địa 10 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 28: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch - Địa 10 Cánh Diều

>>> Tham khảo: Soạn Địa 10 Bài 28: Thương mại, tài chính ngân hàng và dịch vụ - Cánh Diều


I. Thương mại


1. Vai trò

+ Cầu nối giưa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc trao đổi luân chuyển hàng hóa giữa người bán và người mua

+ Điều tiết sản xuất giúp hàng hóa trao đổi và mở rộng thị trường thúc đẩy sản xuất

+ Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ trong nước và quốc tế

+ Hướng dẫn tiêu dùng tạo ra tập quán tiêu dùng mới, thị hiếu mới

Sách mới Lý thuyết Địa 10 Bài 28 Cánh diều: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch

2. Đặc điểm

+ Hoạt động theo quy luật cung cầu, gắn với giá cả thị trường và xu hướng trong cung cầu của các sản phẩm hàng hóa dịch vụ

+ Không gian hoạt động ngày càng mở rộng

+ Hoạt động chủ yếu là hai nhóm mua bán hàng bhoas và cung ứng dịch vụ


3. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành thương mại

- Trình độ phát triển kinh tế: tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu trong nước, cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu.

=> Ví dụ: Kinh tế phát triển, sản xuất được nhiều mặt hàng giúp tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. -> Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 48,6% so với năm 2019, đạt 27,19 tỷ USD; đóng góp 48,4% vào mức tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa chung cả cả nước.

- Đặc điểm dân số: ảnh hưởng phát triển và phân bố nội thương, đến việc tập trung sản xuất các mặt hàng xuất khẩu cần nhiều lao động.

=> Ví dụ: Nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa dịch vụ tăng giúp cho ngành thương mại phát triển, nhu cầu nhân lực tăng. 

- Khoa học - công nghệ và chính sách: có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cầu thương mại, mở rộng hoạt động buôn bán, trao đôi hàng hoá, dịch vụ


4. Tình hình phát triển ngành nội thương và ngoại thương

- Tình hình phát triển ngành nội thương:

+ Xã hội văn minh, hiện đại, con người có xu hướng mua sắm hàng hóa ở các siêu thị, trung tâm thương mại và mua bán online.

+ Hệ thống bán buôn bán lẻ phát triển nhanh trên toàn thế giới, nhiều tập đoàn thương mại và siêu thị đã có mặt ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

- Phân bố ngành nội thương:

Việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thường diễn ra tại cửa hàng bán lẻ, chợ, cửa hàng tạp hóa, siêu thị, trung tâm thương mại.

- Tình hình phát triển ngành ngoại thương:

+ Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập làm cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động và gia tăng nhanh chóng. Năm 2000, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu trên thị trường thế giới là 12,9 nghìn tỉ USD (chiếm 41,0% GDP toàn cầu), đến năm 2019 tăng lên 37,17 nghìn tỉ USD (chiếm 42,3% GDP toàn cầu), tăng gần 2,9 lần.

+ Cơ cấu hàng xuất khẩu trên thế giới có những thay đổi rõ rệt, chiếm tỉ trọng ngày càng cao là các sản phẩm của công nghiệp chế biến và dầu mỏ; các mặt hàng nông sản, nguyên vật liệu, sản phẩm thô chiếm tỉ trọng thấp hơn.

- Phân bố ngành ngoại thương:

+ Các khu vực đóng góp lớn vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á,…

+ Các quốc gia có giá trị xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc,… Trong đó, những nước xuất siêu là Trung Quốc, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc,…; những nước nhập siêu là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật Bản,…


II. Tài chính ngân hàng


1. Vai trò

+ Là bộ phận quan trọng của nền kinh tế cung cấp dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu con người

+ Tạo cơ hội cho nhà sản xuất và người dân thanh toán trên thị trường duy trì nguồn tài chính thông qua hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ

+ Điều tiết ổn định nền kinh tế

+ Góp phần hình thành quan hệ tích lũy và tiêu dùng hợp lí


2. Đặc điểm

+ Tài chính ngân hàng gồm hai bộ phận khăng khít với nhau đó là tài chính và ngân hàng

+ Các tổ chức tài chính và ngân hàng có quy mô khác nhau dựa trên doanh thu, tài sản, đối tượng phục vụ

+ Tính thuận tiện nhanh chóng, lãi suất phí dịch vụ quyết định đến việc lựa chọn các tổ chức tài chính nhân hàng của người sử dụng (ví dụ: Ngân hàng có lãi suất thấp)


3. Các nhân tố đến sự phát triển và phân bố ngành tài chính ngân hàng

- Sự phát triển của nền kinh tế: kinh tế càng phát triển -> tạo ra nhiêu tổng sản phẩm xã hội, -> quỹ tiền tệ -> đáp ứng nhu cầu chi tiêu hoặc tích luỹ tiền tệ của mọi chủ thề trong xã hội.

- Khoa học — công nghệ, mức thu nhập của dân cư,...: Mức thu nhập tăng, gửi tiết kiệm nhiều.

- Chính sách tài chính ảnh hưởng đến sự phát triển và hiệu quả của ngành: Trong đại dịch covid-19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với sứ mệnh điều hành chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đã chỉ đạo toàn ngành ngân hàng triển khai nhiều giải pháp căn cơ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, duy trì vốn cho sản xuất, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội.

- Các trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới hiện nay là Niu Y-oóc, Luân đôn, Tô-ky-ô, Thượng Hải, Bắc Kinh, Xin-ga-po, Phran-phuốc, Zu-rích,…

Sách mới Lý thuyết Địa 10 Bài 28 Cánh diều: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch

Trung tâm thành phố New York


III. Du lịch


1. Vai trò

+ Kích thích sự phát triển của nhiều ngành kinh tế mang lại nguồn thu ngoại tệ tăng thu nhập quốc gia và địa phương

+ Tạo việc làm xóa đói giảm nghèo

+ Góp phần khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên


2. Đặc điểm

- Hoạt động du lịch thường gắn với tài nguyên du lịch, khách du lịch phải đến nơi có tài nguyên du lịch nhờ các dịch vụ du lịch đề thoả mãn nhu cầcu của mình.

- Nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng và phong phú, thay đối theo thời gian và phụ thuộc vào thu nhập, nghề nghiệp, độ tuổi,...

- Hoạt động du lịch thường có tính mùa vụ.


3. Các nhân tố đến sự phát triển và phân bố du lịch

- Tài nguyên du lịch

Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, với 125 bãi tắm biển, trong đó hầu hết là các bãi tắm rất đẹp và thuận lợi cho khai thác du lịch mà không phải quốc gia nào cũng có. Các bãi tắm nổi tiếng từ bắc đến nam có thể kể đến như Trà Cổ, Hạ Long, Ðồ Sơn, Cát Bà, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô, Ðà Nẵng, Nha Trang, Cà Ná, Mũi Né, Vũng Tàu, Hà Tiên, Phú Quốc… Bên cạnh đó là quốc gia trong vùng nhiệt đới, nhưng Việt Nam có nhiều điểm nghỉ mát vùng núi mang dáng dấp ôn đới như những đô thị nhỏ ở châu Âu như: Sa Pa, Tam Ðảo, Bạch Mã, Bà Nà, Ðà Lạt... 

Không những thế, Với bề dày lịch sử 4.000 năm, Việt Nam còn giữ được nhiều di tích kiến trúc có giá trị trong đó còn lưu giữ được nhiều di tích cổ đặc sắc với dáng vẻ ban đầu như: Chùa Một Cột, Chùa Kim Liên, Chùa Tây Phương, Ðình Tây Ðằng và Ðình Chu Quyến (Hà Nội), Tháp Phổ Minh (Nam Định), Chùa Keo (Thái Bình), Chùa Bút Tháp và Ðình Bảng (Bắc Ninh), Tháp Chàm (các tỉnh ven biển miền Trung) và kiến trúc cung đình Huế.

- Thị trường khách du lịch

=> Dẫn chứng: Khách nội địa và quốc tế có sự khác nhau.

- Cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc,...) và cơ sở vật chất kĩ thuật ngành du lịch (cơ sở lưu trú, các khu vui chơi giải trị, cơ sở dịch vụ...)

=> Dẫn chứng: Đảm bảo an toàn, tiện nghi cho khách du lịch, cung cấp dịch vụ vận tải với chi phí ngày càng rẻ, tăng tốc độ vận chuyển, tiết kiệm được thời gian đi lại, kéo dài thời gian ở lại nơi du lịch và đi tận đến cả các nơi xa xôi thu hút khách du lịch trong và ngoải nước.

- Khoa học công nghệ, chính sách phát triển du lịch, điều kiện chính trị và an toàn xã hội

Sách mới Lý thuyết Địa 10 Bài 28 Cánh diều: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch

4. Tình hình phát triển ngành du lịch

- Du lịch được coi là ngành “công nghiệp không khói” và có đóng góp quan trọng vào GDP của nhiều quốc gia.

- TK XXI, lượng khách du lịch quốc tế tăng lên không ngừng => 687,3 triệu lượt năm 2000 lên l 460,0 triệu lượt năm 2019.

- Doanh thu từ du lịch cũng ngày càng lớn => 475,0 tỉ USD năm 2000 lên 1 481,3 tỉ USD năm 2019. 

- Các hình thức du lịch ngày cảng phong phú:

+ Truyền thống (du lịch biển, nghỉ dưỡng vùng nủi, mạo hiểm,...)

+ Các hình thức mới: du lịch hội thảo, hội nghị, sự kiện, mua sắm,....

- Các tuyến, tour và sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, đa dạng.

- Những nước đứng hàng đầu thế giới về số lượt khách và doanh thu du lịch là Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Pháp, I-ta-li-a, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết Địa 10 ngắn gọn Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 28 Cánh diều: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 20/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022