logo

[Sách mới] Lý thuyết Địa 10 Bài 29 Cánh diều: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 29 Cánh diều: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Địa 10 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 29: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Địa 10 Cánh Diều

>>> Tham khảo: Soạn Địa 10 Bài 29: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Cánh Diều


I. Môi trường


1. Khái niệm 

Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên (theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, 2020).

=> Môi trường sống là tất cả những gì xung quanh chúng ta, tạo điều kiện để chúng ta sống, hoạt động và phát triển.

Sách mới Lý thuyết Địa 10 Bài 29 Cánh diều: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

2. Đặc điểm

+ Có quan hệ mật thiết tác động qua lại với con người.

+ Môi trường có thể tác động và ảnh hưởng đến con người


3. Vai trò

- Tạo ra không gian sống cho con người và sinh vật.

- Chứa đựng và cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống con người.

- Là nơi chứa đựng, cân bằng và phân huỷ các chất thải do con người tạo ra.

- Lưu giữ và cung cấp thông tin, nhờ đó con người có thể hiểu biết được quá khứ và dự đoán được tương lai cho chính mình.


II. Tài nguyên thiên nhiên


1. Khái niệm 

Tài nguyên thiên nhiên bao gồm tất cả các dạng vật chất tồn tại khách quan trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống cá nhân và sự phát triển của xã hội loài người.


2. Đặc điểm

+ Phân bố không đồng đều theo không gian lãnh thổ

+ Phần lớn tài nguyên có giá trị kinh tế đều được hình thành qua quá trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử.

+ Tài nguyên thiên nhiên trên trái đất rất phong phú đa dạng nhưng có giới hạn nhất định, nhiều loài đang bị cạn kiệt nhất là khoáng sản,…do nhu cầu kinh tế con người tăng lên.

Sách mới Lý thuyết Địa 10 Bài 29 Cánh diều: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

3. Vai trò

- Là nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế — xã hội. Không có tài nguyên thiên nhiên thì không thể có hoạt động sản xuất và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển. Là cơ sở để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cầu kinh tế...

- Là tiền đề quan trọng cho tích luỹ, tăng trưởng và phát triển kinh tế — xã hội. 

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết Địa 10 ngắn gọn Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 29 Cánh diều: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 20/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022