logo

[Sách mới] Lý thuyết Địa 10 Bài 27 Cánh diều: Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 27 ngắn nhất Cánh Diều. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 27: Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông trang 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106 dễ hiểu.

Bài 27: Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông trang 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106 SGK Địa 10 - Cánh Diều

>>> Xem thêm: Soạn Địa 10 Bài 27: Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông - Cánh Diều


1. Giao thông vận tải

a. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố giao thông vận tải

* Vai trò:

- Giao thông vận tải có vai trò quan trọng đối vơi sự phát triển kinh tế-xã hội của mọi quốc gia: 

+ Giao thông vận tải giúp thúc đẩy hoạt động sản xuất và là cầu nối giúp các ngành kinh tế phát triển. Nó được ví như mạch máu của nền kinh tế, giúp quá trình sản xuất và tiêu thụ được liên tục.

+ Ngành này có thể phục vụ nhu cầu đi lại của toàn xã hội, là cầu nối giữa các địa phương, là phương tiện giúp các nước giao lưu và hội nhập, giải quyết việc làm cho người lao động.

+ Tạo ra sự liên kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ, làm cho khoảng cách địa lí được rút ngắn lại.

- Ví dụ: Trong cuộc sống của con người nhu cầu đi lại, di chuyển rất cần thiết và phương tiện giao thông, hệ thống giao thông vận tải được hình thành để phục vụ đi lại, vận chuyển hành khách, hàng hóa của con người, tạo cầu nối giữa các địa phương, quốc gia.

* Đặc điểm:

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 27 ngắn nhất Cánh Diều

- Đối tượng chính của ngành giao thông vận tải là con người và những sản phẩm vật chất do con người tạo ra.

- Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác.

- Ngành này sử dụng nhiều nguyên, nhiên, vật liệu từ các ngành kinh tế khác.

- Đặc biệt, có sự phân bố đặc thù, theo mạng lưới với các tuyến và đầu nối giao thông.

* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố giao thông vận tải

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 27 ngắn nhất Cánh Diều

Từ hình 27.2, ta có thể rút ra ví dụ làm rõ ảnh hưởng của nhân tố Dân cư, lao động đến sự phát triển và phân bố giao thông vận tải như sau: Hệ thống giao thông vận tải sẽ phát triển mạnh ở những khu vực đông dân cư ngược lại những khu vực dân cư thưa thớt giao thông vận tải cũng hoạt động kém phát triển hơn.

b. Địa lí các ngành giao thông vận tải

* Đường ô tô

- Tình hình phát triển của ngành giao thông vận tải đường ô tô trên thế giới: Giao thông vận tải đường ô tô chiếm ưu thế trong các loại hình vận tải với tổng chiều dài đường ô tô không ngừng tăng lên do nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách và phục vụ du lịch, từ 27803,8 nghìn km vào năm 2000 lên 38016,5 nghìn km vào năm 2019, trong đó đứng đầu là châu Á, tiếp theo là châu Mỹ, châu Âu, châu Phi và châu Đại Dương

- Phân bố của ngành giao thông vận tải đường ô tô trên thế giới: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Liên bang Nga là những nước có chiều dài đường ô tô lớn năm 2019 

* Đường sắt

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 27 ngắn nhất Cánh Diều

- Tình hình phát triển của giao thông vận tải đường sắt trên thế giới: Giao thông vận tải đường sắt có ưu thế là vẫn chuyển được hàng hóa nặng nhưng nó chỉ họat động được trên đường ray cố định. Tổng chiều dài đường sắt toàn thế giới từ 1011,7 nghìn km vào năm 2000 tăng lên 1321,9 nghìn km vào năm 2019.

- Phân bố của giao thông vận tải đường sắt trên thế giới:

+ Giữa châu lục và các quốc gia, mạng lưới đường sắt phân bố không đồng đều.

+ Chiều dài đường sắt lớn nhất là châu Mỹ, tiếp theo là châu Á. Châu Âu và châu Đại Dương có chiều dài đường sắt ít nhất.

+ Những nước có chiều dài đường sắt lớn nhất năm 2019 là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên Bang Nga, Ca-na-đa, Ấn Độ,...

* Đường sông, hồ

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 27 ngắn nhất Cánh Diều

- Tình hình phát triển của giao thông vận tải đường sông, hồ trên thế giới: Con người đã cải tạo sông, hồ, đào kênh nối liền các lưu vực vận tải với nhau để tăng cường khả năng vận tải.

- Phân bố của giao thông vận tải đường sông, hồ trên thế giới: Những hệ thống sông, hồ có khả năng giao thông lớn là: sông Đa-nuýp, Rai-nơ, Von-ga,…(châu Âu); sông Mê Công, Dương Tử…(châu Á); sông Mi-xi-xi-pi, Ngũ Hồ,…(châu Mỹ). Nhiều sông hồ được nối thông nhau nhờ các kênh đào: Von-ga-đôn, Oe-len…

* Đường biển

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 27 ngắn nhất Cánh Diều

- Vai trò của giao thông vận tải đường biển: 

+ Giao thông vận tải đường biển là phương thức vận tải hàng hóa chủ yếu trên các tuyến đường biển nội địa và quốc tế.

+ Không những thế, ngành này còn góp phần mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng, các nước, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

- Tình hình phát triển của giao thông vận tải đường biển:

+ Đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa của tất cả các phương tiện vận tải trên thế giới, trong đó có dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ. 

+ Việc chuyên chở bằng tàu container là xu thế hiện nay trên thế giới, do việc luân chuyển này đảm bảo an toàn hơn và bốc dỡ hàng hóa nhanh hơn.

- Phân bố của giao thông vận tải đường biển ở các cảng lớn phân bố chủ yếu ở hai bờ Đại Tây Dương.

* Đường hàng không

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 27 ngắn nhất Cánh Diều

+ Toàn thế giới có trên 15,0 nghìn sân bay, trong đó tập trung nhiều nhất ở châu Mỹ, châu Âu và châu Á vào năm 2019. 

+ Các sân bay quốc tế tăng lên không ngừng cả về số sân bay và số lượt hành khách vận chuyển, từ 30 sân bay có số lượt khách là 25 triệu lượt trở lên năm 2000 đã tăng lên 92 sân bay vào năm 2019.

+ 4,2 tỉ lượt hành khách là số người mà đường hàng không đã vận chuyển vào năm 2019, trong đó khoảng 40% là khách du lịch quốc tế.

- Phân bố của ngành giao thông vận tải hàng không: Các tuyến hàng không nhộn nhịp nhất là tuyến vượt Đại Tây Dương nối châu Âu với Bắc Mỹ và Nam Mỹ, các tuyến nối Hoa Kỳ với các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương.


2. Bưu chính viễn thông

a. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố của bưu chính viễn thông

* Vai trò:

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 27 ngắn nhất Cánh Diều

+ Ngành bưu chính viễn thông tạo ra những điều kiện cần thiết cho các hoạt động kinh tế phát triển; tác động đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thay đổi cách thức tổ chức nền kinh tế

+ Không những thế ngành này còn góp phần thực hiện giao lưu giữa các vùng lãnh thổ, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế.

+ Ngoài ra, nó còn tác động tích cực đến phát triển xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tình thần và đảm bảo an ninh quốc gia

- Ví dụ của ngành bưu chính viễn thông: Thiết bị viễn thông là điện thoại dùng để trao đổi thông tin nhanh chóng, kịp thời và không bị giới hạn về khoảng cách không gian.

* Đặc điểm:

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 27 ngắn nhất Cánh Diều

- Ngành bưu chính viễn thông tạo ra mạng lưới bưu chính và mạng lưới truyền thông tin đến mọi nơi trong nước và các địa điểm cách xa nhau trên Trái Đất, phục vụ nhu cầu sản xuất xã hội.

- Bưu chính nhận, vận chuyển và chuyển phát bằng các phương thức khác nhau qua mạng lưới bưu chính, viễn thông sử dụng các thiết bị kết hợp với vệ tinh internet cung ứng dịch vụ từ xã không cần tiếp xúc trực tiếp giữa người cung ứng và người tiêu dùng dịch vụ.

- Ngành bưu chính viễn thông sử dụng dịch vụ của nhiều ngành, trong đó quan trọng nhất là công nghiệp điện tử - tin học, giao thông vận tải, nghiên cứu và phát triển (R&D), dịch vụ thiết kế,…

* Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành bưu chính viễn thông

- Nhân tố trình độ phát triển kinh tế: nhu cầu dịch vụ bưu chính viễn thông ngày càng nhiều khi kinh tế phát triển, quy mô của ngành ngày càng lớn, tốc độ tăng trường nhanh.

- Nhân tố khoa học công nghệ: tạo ra nhiều cách thức chuyển phát và các dịch vụ bưu chính mới (như dịch vụ tài chính bưu chính,…); thay đổi và xuất hiện nhiều thiết bị viễn thông hiện đại với tốc độ cao, các phương tiện và phương thức truyền thông tin tới khắp mọi nơi trên thế giới.

- Nhân tố vốn đầu tư: ảnh hưởng tới việc mở rộng và hiện đại hóa mạng lưới bưu chính viễn thông.

b. Tình hình phát triển và phân bố

* Bưu chính:

- Tình hình phát triển của ngành bưu chính: Nhiều dịch vụ và cách thức chuyển phát mới đã xuất hiện do đó có thể thấy hoạt động bưu chính ngày càng phát triển.

- Ngành bưu chính phân bố hầu như mọi quốc gia và người dân đều sử dụng dịch vụ bưu chính, trong đó, có khoảng 1,5 tỉ người trên toàn thế giới đang sử dụng dịch vụ tài chính bưu chính.

* Viễn thông:

- Tình hình phát triển ngành viễn thông:

+ Các dịch vụ viễn thông rất đa dạng và phong phú, diễn ra với tốc độ nhanh, công nghệ ngày càng hiện đại, trong đó có công nghệ số, công nghệ thực tế ảo.

+ Các dịch vụ viễn thông quan trong như: dịch vụ điện thoại, dịch vụ truyền số liệu, truyền tin và internet.

- Dịch vụ viễn thông phân bố ở hầu khắp các nước trên thế giới.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Địa 10 ngắn gọn Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 27 Cánh Diều trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 19/07/2022 - Cập nhật : 21/09/2022