logo

Trắc nghiệm Địa 10 Cánh Diều Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Hướng dẫn giải bài tập Trắc nghiệm Địa 10 Cánh Diều Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất nằm trong bộ sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn hi vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong môn Địa Lí Cánh diều Bài 5.


Trắc nghiệm Địa 10 Cánh Diều Bài 5 - Cơ bản

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng với vận động nội lực theo phương nằm ngang?

A. Sinh ra những địa luỹ, địa hào

B. Có hiện tượng động đất, núi lửa

C. Các lục địa nâng lên, hạ xuống

D. Tạo nên những nơi núi uốn nếp

Giải thích:

Phát biểu không đúng với vận động nội lực theo phương nằm ngang là Các lục địa nâng lên, hạ xuống. Vận động nội lực theo phương nằm ngang là hiện tượng đá bị uốn thành nếp mà tính chất liên tục của chúng không bị phá vỡ sinh ra những địa luỹ, địa hào, động đất, núi lửa, tạo nên những nơi núi uốn nếp.

Câu 2: Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất được gọi là

A. Nội lực.

B. Ngoại lực.

C. Lực hấp dẫn.

D. Lực Côriôlit.

Câu 3: Sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng Trái Đất là nguyên nhân khiến cho

A. Các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp nhân.

B. Các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên vỏ lục địa.

C. Các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti.

D. Các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển trượt lên bề mặt nhau.

Giải thích:

Sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng Trái Đất là nguyên nhân khiến cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti. Lớp Manti trên có nhiệt độ cao và dòng đối lưu vật chất  quánh dẻo nóng chảy.

Câu 4: Vận động nội lực theo phương nằm ngang không làm tác động đến bề mặt Trái Đất như thế nào?

A. Thành núi uốn nếp

B. Những nơi địa luỹ

C. Những nơi địa hào

D. Lục địa nâng lên

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây không phải là do tác động của nội lực?

A. Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột

B. Lục địa được nâng lên hay hạ xuống

C. Sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa

D. Các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy

Giải thích:

Biểu hiện không phải là do tác động của nội lực là đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột. Hiện tượng đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột là do năng lược nhiệt, đây là tác động của ngoại lực.

Câu 6: Nội lực là lực phát sinh từ đâu?

A. Bức xạ của Mặt Trời

B. Bên ngoài Trái Đất

C. Nhân của Trái Đất

D. Bên trong Trái Đất 

Câu 7: Nhận định nào dưới đây đúng với đặc điểm của tầng đá trầm tích?

A. Là tầng nằm dưới cùng trong lớp vỏ Trái Đất.

B. Do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.

C. Có độ dày rất lớn, có nơi độ dày đạt tới 50km.

D. Phân bố thành một lớp liên tục từ tây sang đông.

Giải thích:

Nhận định đúng với đặc điểm của tầng đá trầm tích là tầng nằm trên cùng của lớp vỏ Trái Đất, do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành và phân bố không đồng đều, có nơi mỏng, có nơi dày đến 15km.

Câu 8: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

A. Năng lượng của bức xạ Mặt Trời.

B. Năng lượng từ các vụ nổ thiên thể.

C. Năng lượng ở trong lòng Trái Đất.

D. Năng lượng do con người gây ra.

Câu 9: Các lớp đá bị đứt gãy trong điều kiện vận động kiến tạo theo phương

A. Đứng ở vùng đá cứng.

B. Ngang ở vùng đá mềm.

C. Ngang ở vùng đá cứng.

D. Đứng ở vùng đá mềm.

Giải thích:

Các lớp đá bị đứt gãy trong điều kiện vận động kiến tạo theo phương ngang ở vùng đá cứng làm cho đá bị nứt gãy. Hai bên bị đứt gãy sẽ có bộ phận được nâng lên tạo thành khối núi hoặc bộ phận được hạ xuống tạo thành những con sông.

Câu 10: Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, còn được gọi là

A. Thủy quyển.

B. Sinh quyển.

C. Khí quyển.

D. Thạch quyển.

Câu 11: Địa hào thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá như thế nào?

A. Uốn nếp

B. Sụt xuống

C. Trồi lên

D. Xô lệch 

Giải thích:

 Địa hào thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá sụt xuống. Hiện tượng đứt gãy xảy ra với cường độ mạnh tạo thành địa hào (đất đá sụt xuống), địa lũy (đất đá nhô lên).

Câu 12: Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti được gọi là

A. thạch quyển.

B. tầng gra-nit.

C. lớp vỏ cứng.

D. tầng ba-dan.


Trắc nghiệm Địa 10 Cánh Diều Bài 5 - Nâng cao

Câu 13: Cấu tạo của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương có điểm khác nhau cơ bản là gì?

A. Vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa chủ yếu bằng granit

B. Vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng trầm tích, vỏ lục địa chủ yếu là badan

C. Lớp vỏ đại dương chiếm diện tích lớn và phân bố rộng hơn lớp vỏ lục địa

D. Vớp vỏ lục địa mỏng hơn lớp vỏ đại dương nhưng có thêm tầng đá granit

Giải thích:

Cấu tạo của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương có điểm khác nhau cơ bản là vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa chủ yếu bằng granit. Do granit gồm các loại đá nhẹ như đá granit và các loại đá có tính chất tương tự như đá granit tạo nên và thường có ở vỏ lục địa.

Câu 14: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất không dẫn đến hiện tượng nào sau đây?

A. Nâng lên, hạ xuống.

B. Biển tiến và biển thoái.

C. Bão, lụt và hạn hán.

D. Uốn nếp hoặc đứt gãy.

Giải thích:

Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất không dẫn đến hiện tượng bão, lụt và hạn hán. Nguyên nhân của lũ lụt, hạn hán là do tự nhiên và con người sinh sống ở trên Trái Đất (từ ngoại lực) chứ không phải từ bên trong Trái Đất (nội lực) gây ra.

Câu 15: Biểu hiện nào sau đây là kết quả của vận động nội lực theo phương thẳng đứng?

A. Núi uốn nếp

B. Các địa luỹ

C. Lục địa nâng

D. Các địa hào 

Câu 16: Nguyên nhân của hiện tượng biển tiến, biển thoái là do

A. tác động của hải lưu chạy ven bờ.

B. biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra.

C. vận động nâng lên và hạ xuống.

D. ảnh hưởng của địa hình ven biển.

Giải thích:

Nguyên nhân của hiện tượng biển tiến, biển thoái là do vận động nâng lên và hạ xuống theo phương thẳng đứng. Hiện tượng  biển tiến, biển thoái là hiện tượng mực nước biển dâng lên làm ngập vùng đất liền (biển tiến) hoặc nước biển hạ xuống làm lộ đáy biển (biển thoái). Hiện tượng này khác hẳn hiện tượng thủy triều nước nâng lên và hạ xuống theo ngày do lực hút của Mặt Trăng

Câu 17: Tiếp xúc tách dãn giữa mảng Bắc Mĩ và mảng Âu - Á là kết quả hình thành

A. dãy núi ngầm giữa Đại Tây Dương.

B. các đảo núi lửa ở Thái Bình Dương.

C. vực sâu Marian ở Thái Bình Dương.

D. sống núi ngầm ở Thái Bình Dương.

Câu 18: So với vỏ Trái Đất, chiều dày của thạch quyển

A. mỏng hơn.

B. dày hơn.

C. chỉ bằng một nửa.

D. luôn dày gấp 2 lần ở mọi nơi.

Giải thích:

So với vỏ Trái Đất, chiều dày của thạch quyển dày hơn. Vỏ Trái Đất có độ dày từ 5-70 km tùy khu vực lục địa hay đại dương. Trong khi đó, thạch quyển có độ dày trên 100km.

Câu 19: Vận động nội lực theo phương nằm ngang không làm tác động đến bề mặt Trái Đất như thế nào?

A. Thành núi uốn nếp.

B. Những nơi địa luỹ.

C. Những nơi địa hào.

D. Lục địa nâng lên.

Câu 20: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân sinh ra nội lực?

A. Nhiệt độ của không khí.

B. Sự phân huỷ các chất phóng xạ.

C. Năng lượng của các phản ứng hoá học.

D. Sự dịch chuyển của các dòng vật chất.

Giải thích:

Ý không phải là nguyên nhân sinh ra nội lực là nhiệt độ của không khí vì đây là do ngoại lực, là môi trường bên ngoài Trái Đất.

icon-date
Xuất bản : 11/09/2022 - Cập nhật : 21/04/2023