logo

Trắc nghiệm Địa 10 Cánh diều Bài 3: Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng

Hướng dẫn giải bài tập Trắc nghiệm Địa Lí 10 Cánh diều Bài 3: Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng nằm trong bộ sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn hi vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong môn Địa Lí Cánh diều Bài 3.


Trắc nghiệm Địa 10 Cánh diều Bài 3 - Cơ bản

Câu 1: Cấu tạo của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương có điểm khác nhau cơ bản là

A. lớp vỏ đại dương chiếm diện tích lớn và phân bố rộng hơn lớp vỏ lục địa.

B. lớp vỏ lục địa mỏng hơn lớp vỏ đại dương nhưng có thêm tầng đá granit.

C. vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng trầm tích, vỏ lục địa chủ yếu là badan.

D. vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa chủ yếu bằng granit.

Giải thích:

Cấu tạo của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương có điểm khác nhau cơ bản là vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa chủ yếu bằng granit. Lớp vỏ lục địa có lớp trên cùng là granit do các vật liệu vụn nhỏ tích tụ thành. Trong khi đó, vỏ đại dương chủ yếu là tầng badan ở dưới cùng do các loại đá nặng tạo thành.

Trắc nghiệm Địa 10 Cánh diều Bài 3: Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng

Câu 2: Nhận định nào sau đây đúng với vận động kiến tạo?

A. Các vận động do ngoại lực gây ra, làm cho cấu tạo lớp manti có nhiều biến đổi mạnh.

B. Các vận động do ngoại lực gây ra làm địa hình biến đổi và đã kết thúc vài trăm năm.

C. Các vận động do nội lực sinh ra, làm địa hình lớp vỏ Trái Đất có những biến đổi lớn.

D. Các vận động do nội lực sinh ra, xảy ra cách đây hàng trăm triệu năm và đã kết thúc.

Giải thích:

Nhận định đúng với vận động kiến tạo là Các vận động do nội lực sinh ra, làm địa hình lớp vỏ Trái Đất có những biến đổi lớn. Cho đến ngày nay, các vận đó vẫn diễn ra nhưng với tốc độ chậm hơn.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với nhân trong Trái Đất?

A. Vật chất lỏng.

B. Nhiều Ni, Fe.

C. Nhiệt độ rất cao.

D. Áp suất rất lớn.

Câu 4: Mảng kiến tạo không phải là

A. Những bộ phận lớn của đáy đại dương.

B. Luôn luôn đứng yên không di chuyển.

C. Chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp Manti.

D. Bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp vỏ Trái Đất?

A. Giới hạn vỏ Trái Đất không trùng với thạch quyển.

B. Trên cùng là đá ba dan, dưới cùng là đá trầm tích.

C. Vỏ cứng, mỏng, độ dày ở đại dương khoảng 5km.

D. Dày không đều, cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau.

Giải thích:

Lớp vỏ Trái Đất là lớp vỏ cứng, mỏng, có độ dày  ở đaị dương khoảng 5km, ở lục địa khoảng 70km. Có giới hạn không trùng với thạch quyển. Vỏ Trái Đất được chia thành vỏ đại dương và vỏ lục địa  nên độ dày không đều và cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau. 

+ Vỏ đại dương chủ yếu là đá badan và trầm tích (rất mỏng); 

+ Vỏ lục địa gồm ba tầng đá: badan, granit, trầm tích;

Trên cùng lớp vỏ là trầm tích do các vật liệu vụn nhỏ bị nén chặt tạo thành. Sau đó đến tầng granit, cuối cùng là tầng badan do các loại đá nặng tạo thành.

==> Đáp án B là phát biểu không đúng với lớp vỏ Trái Đất.

Câu 6: Thạch quyển được hợp thành bởi lớp vỏ Trái Đất và thành phần nào?

A. Phần dưới của lớp Manti.

B. Nhân trong của Trái Đất.

C. Nhân ngoài của Trái Đất.

D. Phần trên của lớp Manti.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng với lớp Manti dưới?

A. Vật chất không lỏng mà ở trạng thái rắn.

B. có vị trí ở độ sâu từ 2900 đến 5100km.

C. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.

D. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.

Câu 8: Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng

A. Âu - Á, Nam Mĩ với các mảng xung quanh.

B. Ấn Độ - Ôxtrâylia với các mảng xung quanh.

C. Phi, các mảng nhỏ với các mảng xung quanh.

D. Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.

Giải thích:

Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh. Khi vực này được gọi là Vành đai lửa Thái Bình Dương, quốc gia thường xuyên có núi lửa phun trào là Nhật Bản.

Câu 9: Thành phần nào sau đây chiếm thể tích và khối lượng lớn nhất Trái Đất?

A. Lớp vỏ lục địa.

B. Nhân Trái Đất.

C. Lớp Manti.

D. Lớp vỏ đại Dương.

Câu 10: Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Tạo các dãy núi cao, núi lửa và siêu bão.

B. Nhiều siêu bão, mắc ma phun trào mạnh.

C. Động đất, núi lửa và lũ lụt thường xuyên.

D. Mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm.

Giải thích:

Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm vì hai mảng tách ra xa sẽ tạo nên khe hở ở lớp vỏ Trái Đất làm cho mắc ma phun trào lên, nếu ở đại dương gặp nước sẽ tạo nên các dãy núi ngầm.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng với nhân ngoài Trái Đất?

A. Vật chất rắn.

B. Nhiệt độ rất cao.

C. Nhiều Ni, Fe.

D. Áp suất rất lớn.

Giải thích:

Nhân ngoài Trái Đất có độ sâu từ 2900km đến 5100km, nhiệt độ khoảng 5000°C, áp suất từ 1.3 đến 3,1 triệu át mốt phe, vật chất ở trạng thái lỏng. ==> Chọn đáp án A

Câu 12: Loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá mac-ma?

A. Đá Sét.

B. Đá Hoa.

C. Đá vôi

D. Đá granit.

Câu 13: Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm có

A. Đất, nước và không khí.

B. Đại dương, lục địa và núi.

C. Một số mảng kiến tạo.

D. Các loại đá nhất định.

Câu 14: Hành tinh nào sau đây có số vệ tinh nhiều nhất?

A. Thổ tinh.

B. Mộc tinh.

C. Kim tinh.

D. Hoả tinh.

Giải thích:

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện thêm 20 Mặt Trăng đưa sao Thổ đứng đầu hành tinh có số vệ tinh nhiều nhất là 82, sau đó là sao Mộc với 79 hành tinh.


Trắc nghiệm Địa 10 Cánh diều Bài 3 - Nâng cao

Câu 15: Những vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là

A. Khoáng vật và đá.

B. Khoáng vật và đất.

C. Khoáng sản và đất.

D. Khoáng sản và đá.

Giải thích:

Những vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là khoáng vật và đá:

- Khoáng vật là những nguyên tố hoặc hợp nhất có trong tự nhiênm đa số ở trạng thái rắn như: vàng, kim cương, thạch anh,…

- Các loại đá như: Đá macma, đá trầm tích, đá biến chất,…

Câu 16: Nhận định nào sau đây đúng với vận động kiến tạo?

A. Các vận động do ngoại lực gây ra, làm cho cấu tạo lớp manti có nhiều biến đổi mạnh.

B. Các vận động do ngoại lực gây ra làm địa hình biến đổi và đã kết thúc vài trăm năm.

C. Các vận động do nội lực sinh ra, làm địa hình lớp vỏ Trái Đất có những biến đổi lớn.

D. Các vận động do nội lực sinh ra, xảy ra cách đây hàng trăm triệu năm và đã kết thúc.

Câu 17: Nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo thường là nơi như thế nào?

A. Con người tập trung đông.

B. Vùng bất ổn của Trái Đất.

C. Tập trung nhiều đồng bằng.

D. Có cảnh quan rất đa dạng.

Giải thích:

Nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo thường là vùng bất ổn của Trái Đất vì là nơi các mảng kiến tạo tách ra xa hoặc xô vào nhau hình thành nên hiện tượng động đất, núi lửa,…

Câu 18: Dựa vào tiêu chí nào sau đây để phân chia vỏ Trái Đất thành vỏ lục địa và vỏ đại dương?

A. Sự phân chia của các tầng.

B. Đặc tính vật chất, độ dẻo.

C. Đặc điểm nhiệt độ lớp đá.

D. Cấu tạo địa chất, độ dày.

Câu 19: Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là

A. tầng badan, tầng đá trầm tích, tầng granit.

B. tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan.

C. tầng badan, tầng granit, tầng đá trầm tích.

D. tầng granit, Tầng đá trầm tích, tầng badan.

Câu 20: Ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo không bao giờ là

A. Những vùng ổn định của vỏ Trái Đất.

B. Có nhiều hoạt động núi lửa, động đất.

C. Có xảy ra các loại hoạt động kiến tạo.

D. Có những sống núi ngầm ở đại dương.

Giải thích:

Ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo không bao giờ là những vùng ổn định của vỏ Trái Đất vì ở đây luôn có những sự thay đổi về các mảng kiến tạo tách xa nhau hoặc xô vào nhau gây ra hiện tượng núi lửa, động đất, sống núi ngầm,…

Câu 21: Đá mac-ma (Đá gra-nit, đá ba-dan,...) có những tính chất nào sau đây?

A. có các tinh thể thô hoặc mịn nằm xen kẽ nhau. Đá được hình thành từ khối mac-ma nóng chảy ở đưới sâu, khi tròa lên mặt đất sẽ nguội và rắn đi.

B. có các lớp vật liệu dày, mỏng với màu sắc khác nhau, nằm song song, xen kẽ với nhau. Đá được hình thành ở những miền đất trũng, do sự lắng tụ và nén chạt của các vật liệu phá hủy từ các loại đá khác nhau.

C. có các tinh thể màu sắc khác nhau. Đá được hình thành từ các lọa đá mac-ma và trầm tích, bị thay đổi tính chất trong điều kiện chịu tác động của nhiệt độ cao và sức nén lớn.

D. Cả A, B đều đúng.

Câu 22: Độ dày của vỏ Trái Đất dao động từ

A. 5 km (ở đại dương) - 7 km (ở lục địa).

B. 5 km (ở lục địa) - 70 km (ở đại dương).

C. 5 km (ở đại dương) - 70 km (ở lục địa).

D. 50 km (ở đại dương) - 70 km (ở lục địa).

Giải thích:

Độ dày của vỏ Trái Đất dao động từ 5 km (ở đại dương) - 70 km (ở lục địa), được cấu tạo từ đá bazan, đá granit và đá trầm tích.

Câu 23: Dãy núi trẻ Hi-ma-lay-a ở châu Á được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo nào sau đây?

A. Mảng Âu-Á và mảng Nam Cực.

B. Mảng Âu-Á và mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia.

C. Mảng Âu-Á và mảng Thái Bình Dương.

D. Mảng Âu-Á và mảng Phi-lip-pin.

Câu 24: Đá trầm tích (đá phiến sét, đá vôi,...) có những tính chất nào sau đây?

A. có các tinh thể thô hoặc mịn nằm xen kẽ nhau. Đá được hình thành từ khối mac-ma nóng chảy ở đưới sâu, khi tròa lên mặt đất sẽ nguội và rắn đi.

B. có các tinh thể màu sắc khác nhau. Đá được hình thành từ các lọa đá mac-ma và trầm tích, bị thay đổi tính chất trong điều kiện chịu tác động của nhiệt độ cao và sức nén lớn.

C. có các lớp vật liệu dày, mỏng với màu sắc khác nhau, nằm song song, xen kẽ với nhau. Đá được hình thành ở những miền đất trũng, do sự lắng tụ và nén chạt của các vật liệu phá hủy từ các loại đá khác nhau.

D. Đáp án khác.

Câu 25: Đặc điểm của lớp Manti dưới là

A. cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.

B. hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.

C. có vị trí ở độ sâu từ 700 đến 2900km.

D. không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo.

Giải thích:

Đặc điểm của lớp Manti dưới là không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo. Lớp Manti hợp với vỏ Trái Đất tạo thành thạch quyển. Lớp Manti được chia thành: Lớp Manti trên (15-700km), lớp Manti dưới (700-2900km).

icon-date
Xuất bản : 11/09/2022 - Cập nhật : 20/04/2023