logo

Trắc nghiệm Địa 10 Cánh Diều Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất

Hướng dẫn giải bài tập Trắc nghiệm Địa Lí 10 Cánh diều Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất nằm trong bộ sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn hi vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong môn Địa Lí Cánh diều Bài 4.


Trắc nghiệm Địa 10 Bài 4 Cánh Diều - Cơ bản

Câu 1: Vĩ tuyến nào sau đây nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng nhất trong năm?

A. Vòng cực

B. Xích đạo

C. Cực

D. Chí tuyến

Giải thích:

Vĩ tuyến nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng nhất trong năm là xích đạo vì đây là nơi có góc nhập xạ lớn nhất, mặt trời thường xuyên lên đỉnh nên nhận được lượng nhiệt và ánh sáng nhiều nhất. Do đó, vùng xích đạo là nơi nóng nhất Trái Đất. Vùng cực là nơi nhận được lượng nhiệt và ánh sáng ít nhất.

Câu 2: Nơi nào sau đây trong năm luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau?

A. Cực

B. Chí tuyến

C. Xích đạo

D. Vòng cực

Trắc nghiệm Địa 10 Cánh Diều Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất

Câu 3: Về mùa đông, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có

A. Ngày đêm bằng nhau.

B. Đêm dài hơn ngày.

C. Ngày dài hơn đêm.

D. Toàn ngày hoặc đêm.

Giải thích:

Về mùa đông, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có đêm dài hơn ngày vì lúc này bán cầu Bắc lệch xa so với Mặt trời (góc nhập xạ nhỏ) làm cho khu vực này nhận được ít nhiệt và ít ánh sáng hơn nên có mùa đông lạnh và ngày ngắn, đêm dài.

Câu 4: Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?

A. Chuyển động biểu kiến năm của Mặt Trời.

B. Các mùa trong năm có khí hậu khác nhau.

C. Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

D. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

Câu 5: Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất?

A. Chuyển động các vật thể bị lệch hướng.

B. Sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.

C. Thời tiết các mùa trong năm khác nhau.

D. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày.

Giải thích:

Hiện tượng thời tiết các mùa trong năm khác nhau là hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất. Chia thành 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Bốn mùa này ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu là đối lập nhau.

Câu 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất không phải là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng

A. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày.

B. Khác nhau giữa các mùa trong một năm.

C. Sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.

D. Lệch hướng chuyển động của các vật thể.

Câu 7: Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm là do đâu?

A. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo trục nghiêng và không đổi hướng

B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip gần tròn

D. Trái Đất thực hiện cùng lúc hai chuyển động tự quay và quay quanh Mặt Trời 

Giải thích:

Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm là do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo trục nghiêng và không đổi hướng làm cho Bắc bán Cầu và Nam bán cầu lần lượt thay phiên nhau ngả về phía Mặt Trời nên lượng nhiệt sẽ thay đổi và sinh ra 4 mùa.

Câu 8: Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?

A. Các mùa trong năm có khí hậu khác nhau

B. Chuyển động biểu kiến năm của Mặt Trời

C. Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ

D. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể

Câu 9: Ngày nào sau đây ở bán cầu Nam có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm?

A. 21/3

B. 22/6

C. 22/12

D. 23/9 

Giải thích:

Ngày 22/12 ở bán cầu Nam có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm. Đây là ngày mà Mặt Trời sẽ lên thiên đỉnh ở bán cầu Nam làm cho khu vực này nhận được lượng ánh sáng và lượng nhiệt nhiều nhất nên ban ngày dài, đêm ngắn và thời tiết sẽ nóng nhất.

Câu 10: Về mùa hạ, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có

A. Toàn ngày hoặc đêm.

B. Đêm dài hơn ngày.

C. Ngày đêm bằng nhau.

D. Ngày dài hơn đêm.

Câu 11: Lượng nhiệt ở các vĩ độ nhận được khác nhau phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây?

A. Thời gian chiếu sáng

B. Đặc điểm bề mặt đệm

C. Vận tốc quay của Trái Đất

D. Độ lớn góc nhập xạ

Giải thích:

Lượng nhiệt ở các vĩ độ nhận được khác nhau phụ thuộc chủ yếu vào độ lớn góc nhập xạ:

+ Góc nhập xạ càng lớn thì lượng nhiệt càng nhiều (Xích đạo nhận được lương nhiệt nhiều nhất)

+ Góc nhập xạ càng nhỏ thì lượng nhiệt càng ít (vùng cực nhận được ít nhiệt nhất)

Câu 12: Mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày

A. 22/6.

B. 23/9.

C. 21/3.

D. 22/12.

Câu 13: Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng Mặt Trời có thể chiểu thẳng góc là vị trí nào?

A. Vĩ độ 23°B

B. Vòng cực Bắc

C. Vĩ độ 30°B

D. Chí tuyến Bắc

Giải thích:

Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng Mặt Trời có thể chiểu thẳng góc là Chí tuyến Bắc. Đây là nơi Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần/năm. Ngoài vùng chí tuyến sẽ không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.

Câu 14: Trên Trái Đất có ngày và đêm là nhờ vào

A. Trái Đất hình khối cầu tự quay quanh trục và được Mặt Trời chiếu sáng.

B. Trái Đất được chiếu sáng toàn bộ và có hình khối cầu tự quay quanh trục.

C. Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng và luôn tự quay xung quanh Mặt Trời.

D. Trái Đất hình khối cầu quay quanh Mặt Trời và được Mặt Trời chiếu sáng.

Câu 15: Nơi nào sau đây trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau nhất?

A. Xích đạo.

B. Chí tuyến.

C. Cận chí tuyến.

D. Cận xích đạo.


Trắc nghiệm Địa 10 Bài 4 Cánh Diều - Nâng cao

Câu 16: Để phù hợp với thời gian nơi đi, khi đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến đổi ngày, cần

A. lùi đi một ngày lịch.

B. tăng thêm một ngày lịch.

C. giữ nguyên lịch ngày đi.

D. giữ nguyên lịch ngày đến.

Giải thích:

Quy ước lấy kinh tuyến 180o là đường chuyển ngày quốc tế. Khi đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến đổi ngày thì lùi đi một ngày lịch. Đi từ Đông sang Tây thì tăng thêm 1 ngày lịch

Câu 17: Khi Trái Đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có

A. vận tốc dài giống nhau.

B. vận tốc dài khác nhau.

C. vận tốc gốc rất lớn.

D. vận tốc gốc rất nhỏ.

Câu 18: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất không phải là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng

A. giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày.

B. khác nhau giữa các mùa trong một năm.

C. sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.

D. lệch hướng chuyển động của các vật thể.

Giải thích:

Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất không phải là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng khác nhau giữa các mùa trong một năm. Nguyên nhân gây nên hiện tượng khác nhau giữa các mùa trong một năm là do sự khác nhau về thời gian chiếu sáng, góc chiếu của tia sáng từ Mặt trời đến Trái Đất.

Câu 19: Theo cách tính giờ múi, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, nên phải chọn một đối tượng làm mốc để đổi ngày. Đối tượng đó là

A. kinh tuyến 180o.

B. bán cầu Tây.

C. bán cầu Đông.

D. kinh tuyến 0o.

Câu 20: Đêm trắng là khoảng thời gian

A. ban đêm ở một địa phương có độ chiếu sáng tự nhiên không quá thấp cho dù Mặt Trời đã lặn xuống dưới đường chân trời.

B. ban ngày ở một địa phương có độ chiếu sáng tự nhiên không quá thấp cho dù Mặt Trời đã lặn xuống dưới đường chân trời.

C. ban đêm diễn ra rất dài, không gian ở cuối đường chân trời giống như hoàng hôn

D. Đáp án khác.

Giải thích:

Đêm trắng là khoảng thời gian ban đêm ở một địa phương có độ chiếu sáng tự nhiên không quá thấp cho dù Mặt Trời đã lặn xuống dưới đường chân trời. Vào những đêm trắng, ban đêm chỉ kéo dài từ khoảng 11h đêm đến 3h sáng, người ta không thấy mặt trời nhưng bầu trời vẫn sáng như lúc hoàng hôn hoặc rạng đông.

icon-date
Xuất bản : 11/09/2022 - Cập nhật : 21/04/2023