logo

Trắc nghiệm Địa 10 Cánh Diều Bài 7: Khí quyển, nhiệt độ không khí

Hướng dẫn giải bài tập Trắc nghiệm Địa 10 Cánh Diều Bài 7: Khí quyển, nhiệt độ không khí nằm trong bộ sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn hi vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong môn Địa Lí Cánh diều Bài 7.


Trắc nghiệm Địa 10 Cánh Diều Bài 7 - Cơ bản

Câu 1: Frông là mặt ngăn cách giữa hai

A. Tầng khí quyển khác biệt nhau về tính chất.

B. Khu vực cao áp khác biệt nhau về trị số áp.

C. Khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.

D. Dòng biển nóng và lạnh ngược hướng nhau.

Giải thích:

Frông là mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí. Hai khối khí này được ngăn cách nhau bởi một mặt nghiêng và khác biệt về nhiệt độ và hướng gió.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng với frông?

A. Hai bên khác biệt về nhiệt độ.

B. Có frông nóng và frông lạnh.

C. Là nơi có nhiễu loạn thời tiết.

D. Hướng gió hai bên giống nhau.

Trắc nghiệm Địa 10 Cánh Diều Bài 7: Khí quyển, nhiệt độ không khí

Câu 3: Đặc điểm của khối khí chí tuyến là gì?

A. Nóng ẩm

B. Rất nóng

C. Rất lạnh

D. Lạnh 

Giải thích:

Đặc điểm của khối khí chí tuyến là rất nóng vì: khối khí chí tuyến thường chạy qua đất liền, đây cũng là nơi có góc nhập xạ lớn, cường độ hấp thụ nhiệt của Mặt Trời cao nên rất nóng. Đó là lí do các sa mạc lớn thường nằm ở vùng chí tuyến.

Câu 4: Thứ tự từ xích đạo về cực là các khối khí

A. Xích đạo, cực, ôn đới, chí tuyến.

B. Xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực.

C. Xích đạo, ôn đới, chí tuyến, cực.

D. Xích đạo, chí tuyến, cực, ôn đới.

Câu 5: Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của hai khối khí nào dưới đây?

A. Chí tuyến hải Dương và xích đạo

B. Chí tuyến và xích đạo

C. Chí tuyến lục địa và xích đạo

D. Bắc xích đạo và Nam xích đạo

Giải thích:

Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của hai khối khí Bắc xích đạo và Nam xích đạo. Hai khối khí này gặp nhau làm cho chúng đều nóng và có cùng chế độ gió hình thành nên dải hội tụ nhiệt đới. Những nơi có dải hội tụ nhiệt đới đi qua sẽ gây mưa và nóng.

Câu 6: Frông ôn đới (FP) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí

A. Xích đạo và chí tuyến.

B. Cực và xích đạo.

C. Chí tuyến và ôn đới.

D. Ôn đới và cực.

Câu 7: Khối khí nào sau đây không phân biệt thành kiểu lục địa và kiểu hải dương?

A. Cực.

B. Chí tuyến.

C. Xích đạo.

D. Ôn đới.

Giải thích:

Khối khí không phân biệt thành kiểu lục địa và kiểu hải dương là Xích đạo vì: Đường xích đạo chủ yếu đi qua biển và đại dương, không qua đất liền nên chỉ có kiểu xích đạo hải dương. Còn các khối khí chí tuyến, ôn đới, cực đều đi qua cả lục địa và đại dương.

Câu 8: Khối khí nằm ở hai bên của frông có sự khác biệt cơ bản về yếu tố nào?

A. Thành phần ô-xy

B. Tính chất vật lí

C. Tốc độ di chuyển

D. Độ dày và hướng

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của khí quyển?

A. Rất quan trọng cho phát triển sinh vật.

B. Luôn chịu ảnh hưởng của Mặt Trời.

C. Là lớp không khí bao quanh Trái Đất.

D. Giới hạn phía trên đến dưới lớp ôdôn.

Giải thích:

Phát biểu không đúng với vai trò của khí quyển là giới hạn phía trên đến dưới lớp ôdôn. Khí quyển có những vai trò:

+ Là lớp không khí bao quanh Trái Đất, bảo vệ Trái Đất khỏi tia tử ngoại, các thiên thạch,…

+ Quan trọng với sự phát triển của sinh vậtL Cho không khí để thở, điều hòa khí hậu, truyền âm thanh,…

+ Luôn chịu ảnh hưởng của Mặt Trời bởi Mặt trời chiếu ánh sáng xuyên qua khí quyển rồi mới đến trái đất.

Câu 10: Frông địa cực (FA) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí

A. Xích đạo và chí tuyến.

B. Chí tuyến và ôn đới.

C. Ôn đới và cực.

D. Cực và xích đạo.

Câu 11: Các khối khí chính trên Trái Đất là gì?

A. Cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo

B. Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới, xích đạo

C. Nam cực, ôn đới, nhiệt đới, xích đạo

D. Bắc cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo

Giải thích:

Các khối khí chính trên Trái Đất là cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo. Mỗi khối khi đều chia thành lục địa và đại dương. Riêng khối khí xích đạo chỉ có khối khí xích đạo hải dương.

Câu 12: Trên mỗi bán cầu có mấy frông?

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4 

Giải thích:

Trên mỗi bán cầu có 2 frông là:

+ Frông địa cực (FA) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí ôn đới và cực

+ Frông ôn đới (FP) ngăn cách giữa khối khí ôn đới và chí tuyến

Câu 13: Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây?

A. Ôn đới lục địa.

B. Xích đạo lục địa.

C. Cực lục địa.

D. Chí tuyến lục địa.

Giải thích:

Trên Trái Đất không có khối khí Xích đạo lục địa vì đường xích đạo chủ yếu đi qua biển và đại dương nên chỉ có khối khí xích đạo hải dương.


Trắc nghiệm Địa 10 Cánh Diều Bài 7 - Nâng cao

Câu 14: Dải hội tụ nhiệt đới khác với frông ở đặc điểm nào sau đây?

A. Gây nhiễu loạn thời tiết và gây ra mưa nhiều

B. Di chuyển theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời

C. Là nơi gặp nhau của các khối khí khác nhau

D. Phạm vi hoạt động hẹp, quanh khu vực xích đạo

Giải thích:

- Frông là mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí. Hai khối khí này được ngăn cách nhau bởi một mặt nghiêng và khác biệt về nhiệt độ và hướng gió.

- Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của hai khối khí Bắc xích đạo và Nam xích đạo. Hai khối khí này gặp nhau làm cho chúng đều nóng và có cùng chế độ gió hình thành nên dải hội tụ nhiệt đới. 

==> Dải hội tụ nhiệt đới khác với frông ở đặc điểm Phạm vi hoạt động hẹp, quanh khu vực xích đạo.

Câu 15: Vào mùa đông, miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của khối khí nào?

A. Ôn đới

B. Xích đạo

C. Chí tuyến

D. Địa cực

Giải thích:

Vào mùa đông, miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của khối khí ôn đới vì: loại gió này có tính chất khô, lạnh do xuất phát từ áp cáo Xibia lạnh giá ở phía Bắc tràn xuống gọi là gió Đông Bắc ==> Có tính chất của khối khí ôn đới.

Câu 16: Khối khí nằm ở hai bên của frông có sự khác biệt cơ bản về yếu tố nào?

A. Thành phần ô-xy.

B. Tính chất vật lí.

C. Tốc độ di chuyển.

D. Độ dày và hướng.

Câu 17: Nguyên nhân chính làm cho nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo về hai cực là gì?

A. Không khí càng loãng.

B. Góc nhập xạ giảm.

C. Thời gian chiếu sáng giảm.

D. Áp suất không khí giảm.

Câu 18: Các tầng cấu tạo của khí quyển theo thứ tự bao gồm

A. tầng giữa, tầng nhiệt, tầng ngoài cùng, tầng đối lưu, tầng bình lưu.

B. tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng nhiệt, tầng ngoài cùng.

C. tầng nhiệt, tầng ngoài cùng, tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa.

D. tầng bình lưu, tầng giữa, tầng nhiệt, tầng ngoài cùng, tầng đối lưu.

Câu 19: Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là

A. nhiệt của bề mặt đất được Mặt Trời đốt nóng.

B. nhiệt từ các tầng của khí quyển truyền vào.

C. nhiệt từ trong lòng Trái Đất truyền ra ngoài.

D. bức xạ trực tiếp từ Mặt Trời xuống Trái Đất.

Câu 20: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở

A. cực.

B. vòng cực.

C. chí tuyến.

D. xích đạo.

Giải thích:

Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở chí tuyến vì đây là nơi có góc nhập xạ lớn nên nhận lượng nhiệt từ Mặt trời rất lớn. Trong khi đó, Xích đạo có góc nhập xạ lớn hơn chí tuyến nhưng nhệt độ trung bình năm thấp hơn do xích đạo chủ yếu đi qua biển, nhiệt lượng sẽ được nước biển hấp thụ nên nhiệt độ trung bình năm cao nhất là chí tuyến.

icon-date
Xuất bản : 11/09/2022 - Cập nhật : 20/04/2023