logo
ADVERTISEMENT

Quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng Việt lớp 5

Câu trả lời chính xác nhất: Quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng Việt 5 là khi âm chính chỉ gồm 1 nguyên âm thì dấu thanh đặt vào âm chính. Thí dụ: lá, mạ, mắt, thịt, bút, ...Khi âm chính là một nguyên âm đôi (thể hiện bằng 2 chữ cái) thì chia làm 2 trường hợp: Khi tiếng có âm cuối, dấu thanh được đặt ở yếu tố đứng sau của âm chính (Ví dụ: muốn, miến, cường, muộn, tiện, vượng). Khi tiếng không có âm cuối, dấu thanh được đặt ở yếu tố đứng trước của âm chính (Ví dụ: múa, mía, cửa, lụa, lịa, vựa).

Để giúp các bạn hiểu hơn về quy tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt 5 và một số kiến thức mở rộng liên quan, Toploigiai đã mang tới bài mở rộng sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Khái niệm dấu thanh

Dấu thanh là kí hiệu dùng trong chữ viết để ghi hệ thanh điệu có trong một ngôn ngữ. Thông thường, các dấu thanh tạo thành một hệ riêng bên cạnh hệ kí hiệu các chữ cái (dành cho các âm) và hệ kí hiệu các dấu ngắt câu (dành cho các đoạn ngắt trong phát ngôn). Các dấu thanh thường được đặt phía trên hoặc dưới kí hiệu các con chữ, vì vậy chúng thuộc hệ các dấu phụ. Vd. trong chữ Việt hiện nay, có các thanh huyền (\), hỏi (’), ngã (~), sắc (/), nặng (.) và không dấu.

>>> Tham khảo: Quy tắc ghi dấu thanh cho các tiếng chứa yê


2. Cấu tạo của tiếng

Quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng Việt lớp 5

Mỗi tiếng thường có ba bộ phận: âm đầu, vần và thanh (thanh điệu). Trong đó, vần được chia thành 3 bộ phận: âm đệm, âm chính, âm cuối.

Ví dụ: ẵm, im, yên, ai.

Tiếng Việt gồm 6 thanh: ngang, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng. Thanh được thể hiện trên chữ viết là dấu thanh (còn gọi là dấu).

- Dấu thanh được đặt trên hoặc dưới kí tự ghi âm chính.

Ví dụ: là, lạ, toà, tạo.

Để hiểu cách đạt dấu thanh cần biết cách ghi nguyên âm đôi. Trong tiếng Việt có 3 nguyên âm đôi. Chúng đều có nhiều cách ghi:

- Nguyên âm đôi /ua/ được ghi 2 cách:

+ Khi có âm cuối ghi là uô, thí dụ: muốn

+ Khi không có âm cuối ghi là ua, thí dụ: múa

-Nguyên âm đôi /ưa/ được ghi 2 cách:

+ Khi có âm cuối ghi là ươ, thí dụ: mượn

+ Khi không có âm cuối ghi là ưa, thí dụ: cửa

- Nguyên âm đôi /ia/ được ghi 4 cách:

+ Khi có âm cuối + không có âm đệm, ghi là iê, thí dụ: tiến

+ Khi có âm cuối + có âm đệm, ghi là yê, thí dụ: tuyến

+ Khi không có âm cuối + không có âm đệm, ghi là ia, thí dụ: mía

+ Khi không âm cuối + có âm đệm, ghi là ya, thí dụ: khuya

>>> Tham khảo: Nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng trên


3. Quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng Việt 5

Quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng việt lớp 5

- Khi âm chính chỉ gồm 1 nguyên âm thì dấu thanh đặt vào âm chính. Thí dụ: lá, mạ, mắt, thịt, bút, ...

- Khi âm chính là một nguyên âm đôi (thể hiện bằng 2 chữ cái) thì chia làm 2 trường hợp:

+ Khi tiếng có âm cuối, dấu thanh được đặt ở yếu tố đứng sau của âm chính.

Ví dụ: muốn, miến, cường, muộn, tiện, vượng.

+ Khi tiếng không có âm cuối, dấu thanh được đặt ở yếu tố đứng trước của âm chính.

Ví dụ: múa, mía, cửa, lụa, lịa, vựa.


4. Bài tập luyện tập về dấu thanh tiếng việt 5

Bài 1. Chép vần của các tiếng trong hai câu thơ sau vào mô hình cấu tạo vần dưới đây :

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Tiếng Vần
Âm đệm Âm chính Âm cuối
chú    
  e  
loắt o ă 
choắt o ă t
cái   a i
  xắc   ă
xinh   i nh

Bài 2

a) Chép vần của các tiếng in đậm trong câu sau vào mô hình cấu tạo vần

b) Nêu nhận xét : các tiếng ấy có gì giống nhau và khác nhau về cấu tạo?

c) Nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng trên

Trả lời:

a) Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng

Tiếng Vần
Âm đệm Âm chính Âm cuối
nghĩa …………………. ia ………………….
chiến …………………. n

b) 

Giống nhau:

Hai tiếng đều có âm chính gồm hai chữ cái.

Khác nhau:

- Có hay không có âm cuối ? Tiếng "chiến" có âm cuối, tiếng "nghĩa" không có âm cuối.

- Dấu thanh đặt ở chữ cái nào ? - Tiếng "chiến" dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính (nguyên âm đôi), tiếng "nghĩa" dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính.

c)

- Đối với tiếng có âm cuối, đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai của âm chính (nguyên âm đôi).

- Đối với tiếng không có âm cuối, đặt dấu thanh ở chữ cái thứ nhất của âm chính (nguyên âm đôi)

Bài 3: Gạch dưới các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn dưới đây :

Anh hùng Núp tại Cu-ba

Năm 1964, Anh hùng Núp tới thăm đất nước Cu-ba theo lời mời của Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô. Người Anh hùng Tây Nguyên được đón tiếp trong tình anh em vô cùng thân mật. Anh Núp thấy người Cu-ba giống người Tây Nguyên mình quá, cũng mạnh mẽ, sôi nổi, bụng dạ hào phóng như cánh cửa bỏ ngỏ, thích nói to và đặc biệt là thích nhảy múa. Tới chỗ đông người nào, sau một lúc chuyện trò, tất cả lại cùng nhảy múa. Bị cuốn vào những cuộc vui ấy, anh Núp thấy như đang sống giữa buôn làng Tây Nguyên muôn vàn yêu dấu của mình.

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang đến cho các bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng Việt 5. Hi vọng cùng với một số kiến thức mở rộng và bài tập liên quan tới dấu thanh trong tiếng việt 5 sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. 

ADVERTISEMENT