logo

Âm đệm là gì? Ví dụ về âm đệm?

Câu trả lời chính xác nhất: Âm đệm là một trong 3 bộ phận của vần, là một yếu tố có vị trí ngay sau âm đầu, tức vị trí thứ 2 trong câu, âm đệm tạo nên sự đối lập tròn môi (voan) và không tròn môi (van), trong tiếng Việt, âm đệm được chia thành 2 loại gồm: âm đệm bán nguyên “u” và âm vị “o” (hay còn gọi là âm vị trống). Ví dụ về âm đệm: Trong từ Nguyên âm đệm sẽ là u; từ khoa âm đệm sẽ là o; từ hiến không có âm đệm;...

Để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về âm đệm và Câu hỏi Âm đệm là gì? Ví dụ về âm đệm và các kiến thức liên quan tới vần và âm đệm, Toploigiai đã mang tới bài mở rộng kiến thức sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Âm đệm

a. Âm đệm là gì?

Âm đệm là gì Ví dụ về âm đệm

Âm đệm là một trong 3 bộ phận cấu tạo nên vần. Âm đệm là một yếu tố có vị trí ngay sau âm đầu, tức vị trí thứ 2 trong câu.  Âm đệm tạo nên sự đối lập tròn môi (voan) và không tròn môi (van). Trong tiếng Việt, âm đệm được chia thành 2 loại gồm: âm đệm bán nguyên “u” và âm vị “o” (hay còn gọi là âm vị trống).

Âm vị trống có thể tồn tại cùng tất cả những âm đầu và không có ngoại lệ.  Âm đệm “u” thì không được phân số trong những trường hợp như sau: âm tiết có nguyên âm là âm tròn môi và âm tiết có phụ âm đầu là âm môi.

Âm đệm “u” bắt buộc phải tuân theo nguyên tắc không được phân bố cùng với “ư”, “ươ” và “g” (trừ trường hợp “góa”). Đây là một quy luật chung của tiếng Việt, nghĩa là những âm có cấu âm như nhau hoặc gần nhau thì không được phân bố cùng nhau.

b. Ví dụ về âm đệm

Ví dụ về âm đệm: Trong từ Nguyên âm đệm sẽ là u; từ khoa âm đệm sẽ là o; từ hiến không có âm đệm;...

>>> Tham khảo: Tiếng Việt có bao nhiêu nguyên âm?


2. Các âm đệm trong tiếng Việt lớp 5 bao gồm những âm nào?

Âm đệm trong tiếng Việt lớp 5 được ghi bằng cho chữ “u” và “o” với tác dụng biến đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu, phân biệt các âm tiết khác nhau.

Các âm trong âm đệm phải tuân theo các nguyên tắc sau:

- Các âm “o” phải đứng trước các nguyên âm: a, ă, e.

- Các âm “u” phải đứng trước các nguyên âm y, ê, ơ, â.

- Âm đệm không xuất hiện sau các phụ âm b, m, v, ph, n, r, g. Trừ các trường hợp: sau ph, b (thùng phuy, voan); sau n (thê noa, noãn sào); sau r (roàn roạt); sau g (goá).


3. Ngoài âm đệm, 2 âm còn lại cấu tạo nên vần là?

Vần gồm có 3 phần : âm đệm, âm chính , âm cuối.

Âm chính:

Trong Tiếng Việt, nguyên âm nào cũng có thể làm âm chính của tiếng.

- Các nguyên âm đơn: (11 nguyên âm ghi ở trên)

- Các nguyên âm đôi : Có 3 nguyên âm đôi và được tách thành 8 nguyên âm sau:

+ iê:

- Ghi bằng ia khi phía trước không có âm đệm và phía sau không có âm cuối (VD: mía, tia, kia,...)

- Ghi bằng yê khi phía trước có âm đệm hoặc không có âm nào, phía sau có âm cuối (VD: yêu, chuyên,...)

- Ghi bằng ya khi phía trước có âm đệm và phía sau không có âm cuối (VD: khuya,...)

- Ghi bằng iê khi phía trước có phụ âm đầu, phía sau có âm cuối (VD: tiên, kiến,...)

+ uơ:

- Ghi bằng ươ khi sau nó có âm cuối ( VD: mượn,...)

- Ghi bằng ưa khi phía sau nó không có âm cuối (VD: mưa,...)

+ uô:

- Ghi bằng uô khi sau nó có âm cuối (VD: muốn,...)

- Ghi bằng ua khi sau nó không có âm cuối (VD: mua,...)

Âm cuối:

- Các phụ âm cuối vần : p, t, c (ch), m, n, ng (nh)

- 2 bán âm cuối vần : i (y), u (o)

>>> Tham khảo: 8 nguyên âm đôi trong Tiếng Việt


4. Bài tập về Vần (Trong đó có âm đệm)

Âm đệm là gì? Ví dụ về âm đệm?

Bài 1: Ghi lại phần vần của các tiếng in đậm trong các câu sau:

a) Trạng nguyên trẻ nhất của nước ta là ông Nguyễn Hiền, đỗ đầu khoa thi năm 1247, lúc vừa 13 tuổi.

(Phần in đậm là phần vần: Trạng nguyên trẻ nhất của nước ta là ông Nguyễn Hiền, đỗ đầu khoa thi năm 1947, lúc vừa 13 tuổi.)

b) Làng có nhiều tiến sĩ nhất nước là làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương: 36 tiến sĩ.

(Phần in đậm là phần vần: Làng có nhiều tiến sĩ nhất nước là làng Mộ Trạch xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương: 36 tiến sĩ.)

Bài 2:

a. Viết vần của từng tiếng trong hai dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần dưới đây:

Em yêu màu tím

Hoa cà, hoa sim

b. Dựa vào mô hình cấu tạo vần, em hãy cho biết khi viết một tiếng, dấu thanh cần được đặt vào đâu?

Cấu tạo của vần gồm những phần nào?

Nêu nhận xét về vị trí dấu thanh của các cặp chữ sau: chí - chị,   hoả - hoạ

Sự khác nhau về cách đặt vị trí dấu của dấu nặng với các dấu còn lại là gì?

Bài giải:

a.

Âm đệm là gì Ví dụ về âm đệm

b. Dấu thanh của một tiếng khi viết cần đặt ở phần vần, phía trên hoặc phía dưới âm chính của tiếng

Cấu tạo của vần gồm có: âm đệm, âm chính và âm cuối.

Vị trí dấu thanh của các cặp chữ chí - chị và hoả - hoạ đều đặt ở âm chính.

Sự khác nhau về các đặt vị trí dấu của dấu nặng với các dấu còn lại là: Dấu nặng đặt bên dưới âm chính, các dấu khác đặt trên âm chính

-------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Âm đệm là gì? Ví dụ về âm đệm. Hi vọng cùng với một số kiến thức mở rộng về âm đệm và vần sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 14/10/2022 - Cập nhật : 14/10/2022