logo

Quan điếm sáng tác là gì?

Thế giới văn chương mở ra với muôn hình vạn trạng từ thể loại, nghệ thuật, nội dung. Người làm nghệ thuật với những “đứa con tinh thần” của mình luôn muốn thể hiện một cách tốt nhất để đến gần hơn với công chúng, được công chúng biết đến và công nhận. Làm được điều này, rất cần đến quan điểm sáng tác của nhà văn, nhà thơ. Sau đây, mời các bạn theo dõi bài viết Quan điểm sáng tác là gì?


Quan điểm sáng tác là gì?

- Quan điểm được khái quát là suy nghĩ, lập luận của cá nhân về một vấn đề nào đó. Quan điểm chủ yếu hình thành dựa trên văn hóa, giáo dục, trải nghiệm bản thân… Vì lẽ đó mà trong cùng một vấn đề, không tránh khỏi việc có nhiều quan điểm khác nhau.

- Sáng tác theo Từ điển được gọi là hình thức tạo dựng nên tác phẩm văn học, nghệ thuật.

- Quan điểm sáng tác là chỗ đứng, điểm nhìn để tác giả sáng tác, được thực hiện trong quá trình sáng tác và được phát biểu trực tiếp hoặc thể hiện gián tiếp qua các tác phẩm. Thông qua đó, nhà văn bộc lộ được tâm tư, tình cảm, quan điểm sống, quan điểm nghệ thuật của chính mình.


Đặc điểm của quan điểm sáng tác

- Quan điểm sáng tác chính là hình thức thể hiện con người của nhà văn: Quan điểm sáng tác được hình thành từ thế giới quan, nhân sinh quan, chiều sâu tâm hồn của tác giả. Để cụ thể hóa, tác giả đã sử dụng phương tiện hình thức mà chủ yếu là ngôn từ nhằm truyền tải quan điểm của mình đến bạn đọc.

- Quan điểm sáng tác tạo nên cá tính riêng cho tác giả: “Chín người mười ý” nhưng đâu đó sẽ có những cá nhân cùng chung quan điểm. Văn chương sẽ ra sao khi nó chỉ là bản sao chép nhạt nhòa không hơn không kém? Đó là một sự thất bại lớn của chính người cầm bút bởi con đường hình thành có thể khác nhau từ điểm nhìn, góc tiếp cận, hay con đường đi đến cảm xúc… Để tạo nên dấu ấn riêng, tác giả buộc phải lựa chọn hình thức, cách trình bày hay bất kì một cái gì đấy mới mẻ để tạo nên chất riêng.

- Quan điểm sáng tác là sự ổn định: Người đọc lẫn nhà phê bình hẳn sẽ ngán ngẩm trước cảnh cùng một vấn đề song tác giả lại thay đổi quan điểm một cách nhanh chóng. Sự thay đổi quan điểm rất cần đến yếu tố thời gian cũng như sự kiện tác động lớn.

- Quan điểm sáng tác được thể hiện một cách đa dạng, phong phú: Nhà văn thể hiện quan điểm của mình trên nhiều hình thức khác nhau từ thể loại, ngôn từ, xây dựng hình tượng nhân vật hoặc ngay trong chính việc lựa chọn đề tài…


Quan điểm sáng tác trong giới nghệ thuật của tác giả

Tác giả Nguyễn Ái Quốc

Quan điếm sáng tác là gì?

- Nguyễn Ái Quốc quan điểm “Văn học nghệ thuật là một mặt trận, nhà văn là chiến sĩ mặt trận ấy”. Là một vĩ lãnh tụ tài ba, trong thời kì chiến đấu giành lấy non sông Tổ quốc, bảo vệ nền độc lập nước nhà, trải qua đầy đủ những cung bậc cảm xúc, Người rút ra quan điểm sáng tác trên. Nguyễn Ái Quốc luôn đặt ra câu hỏi rằng “Viết cho ai?”, “Viết cái gì?”, “Viết để làm gì?”, “Viết như thế nào?".

- Người quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật. Nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện, tránh lối viết cầu kì, mĩ lệ, xa rời thực tế. Hình thức tác phẩm phải “đẹp”, phải hấp dẫn. Đồng thời Người đặc biệt quan tâm đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Một tác phẩm văn học hay phải là một tác phẩm thể hiện được tinh thần dân tộc.

Tác giả Nam Cao

- Với Nam Cao, văn chương phải thể hiện chân thật và trung thực đối với con người. Điều này được khái quát trong bài “Trăng sáng” của tác giả “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than”. 

- Văn chương chỉ có ý nghĩa và có giá trị khi đó là một tác phẩm nghệ thuật vị nhân sinh. Tác phẩm văn học gửi gắm đến nội dung nhân đạo sâu sắc. Đó là một tác phẩm đại diện cho tất cả loài người, chứa đựng những giá trị cao cả và đau đớn, đồng thời mang đến sự phấn khởi. Tác phẩm phải ca tụng tình thương, lòng bác ái và sự công bằng, góp phần làm cho con người thân thiết với nhau hơn.

- Nghệ thuật chưa bao giờ là một hành trình dễ dàng. Theo quan điểm sáng tác của ông, một nhà văn phải biết sáng tạo, tìm tòi “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” mới có thể thu hút được bạn đọc.

Tác giả Tố Hữu

- Quan điểm sáng tác của Tố Hữu được gói gọn như sau: “Muốn có thơ hay, trước hết phải tạo lấy tình. Nhà thơ chân chính phải không ngừng phấn đấu, tu dưỡng về lập trường tư tưởng; xác định thật rõ ràng tầm nhìn, cách nhìn. Tự nguyện gắn bó chân thành là yêu cầu cao nhất đối với người nghệ sĩ trong quan hệ với đất nước, với nhân dân. Ngoài ra, các nhà thơ Cách mạng còn phải kiên quyết đấu tranh, không khoan nhượng trước những biểu hiện lệch lạc, với cái xấu cái ác. Tóm lại, viết thơ phải xứng đáng là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng”.

------------------------------------

Trên đây là bài viết Quan điểm sáng tác là gì? do Toploigiai biên soạn. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập! Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 04/05/2022 - Cập nhật : 19/08/2023
/* */ /* */
/*
*/