logo

Chất liệu văn học dân gian là gì?

Văn học truyền miệng hay văn học dân gian là một thể loại văn học trái ngược với văn học viết, thường được nói hoặc hát. Văn học dân gian như một loại hình nghệ thuật đa chức năng có chất liệu giản dị, mộc mạc là một phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Sau đây mời thầy cô và các bạn cùng tìm hiểu Văn học dân gian là gì? 


1. Văn học dân gian là gì?

Văn học dân gian hay văn học truyền miệng là văn học được nói hoặc hát, trái ngược với văn học viết, mặc dù nhiều tác phẩm văn học truyền miệng đã được ghi lại bằng chữ viết.  Văn học dân gian không có một định nghĩa tiêu chuẩn nào, vì các nhà nghiên cứu thường có những mô tả khác nhau cho loại hình văn học này. Một quan niệm phổ quát cho rằng văn học dân gian là văn học được đặc trưng bởi sự truyền miệng và không có bất kỳ hình thức cố định nào. Nó bao gồm những truyện kể, truyền thuyết và sử thi được lưu truyền qua nhiều thế hệ dưới dạng văn nói.


2. Sự ra đời của văn học dân gian

Các xã hội trước khi biết chữ, theo định nghĩa, thì không có văn học viết, nhưng có thể sở hữu những truyền thống truyền miệng — chẳng hạn như sử thi dân gian, truyện kể dân gian (như truyện cổ tích và ngụ ngôn), kịch dân gian, tục ngữ và các bài hát dân gian — tạo thành một nền văn học truyền miệng. Ngay cả khi chúng được các nhà nghiên cứu thu thập và xuất bản thì vẫn được gọi là "văn học truyền miệng". Ngày nay, các thể loại khác nhau của văn học dân gian đặt ra thách thức phân loại đối với các nhà nghiên cứu vì tính linh động của văn hóa trong thời đại kỹ thuật số.

Các xã hội có chữ viết vẫn có thể duy trì một truyền thống truyền miệng - đặc biệt là ở trong gia đình (như truyện kể trước khi đi ngủ). Một ví dụ khác về văn học dân gian thời hiện đại là các truyền thuyết đô thị - những câu chuyện có thể lan truyền đi nhanh chóng trong bối cảnh phổ biến của internet và các phương tiện truyền thông.

Chất liệu văn học dân gian là gì?

3. Một số nét đặc trưng của văn học dân gian

- Tính nguyên hợp của văn học dân gian

Trong các thời kỳ xã hội về sau thì tính nguyên hợp của văn học dân gian vẫn được phát huy về mặt nội dung để có thể phản ánh thực trạng của xã hội hiện tại. Bởi vì, đại đa số bộ phận người dân đều là tác giả của văn học dân gian.

Văn học dân gian thường có 3 dạng tồn tại: Tồn tại trong chính trí nhớ của tác giả dân gian, tồn tại bằng văn tự, tồn tại thông qua diễn  xướng.

Sự tồn tại thông qua diễn xướng là một trong những dạng tồn tại đích thực của nền văn học dân gian. Tuy nhiên, vấn đề là cũng không thể phủ nhận hoàn toàn 2 dạng tồn tại còn lại.

- Tính tập thể trong văn học dân gia

Tính tập thể trong văn học dân gian thường được nhiều bộ phận người dân biết đến qua quá trình sử dụng tác phẩm. Vấn đề quan trọng nhất đó là tác phẩm đó có được mọi người biểu diễn, thưởng thức hay không và có đạt được những thành tựu trong cộng đồng người dân hay không.

- Văn học dân gian – Một loại hình nghệ thuật gắn liền với quần chúng

Những tác phẩm văn học, những bài hát ru gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của gia đình và đại bộ phận người dân. Việc đưa con vào trong giấc ngủ cho đến ngày nay cũng không thể thiểu.

Tương tự đó là những bài dân ca, những nghi lễ, các truyền thuyết gắn liền với tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội,… Từ những đặc tính trên thì văn học dân gian được biết đến là một loại hình nghệ thuật đa chức năng và nó cũng là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt hằng ngày.


4. Chất liệu văn học dân gian

- Chất liệu văn học dân gian chính là các bài ca dao, tục ngữ giản dị, quen thuộc.

- Chất liệu văn học dân gian là văn hóa là phong tục tập quán, lối sống sinh hoạt thường ngày

- Chất liệu văn học dân gian còn được thể hiện ở truyền thống tốt đẹp lâu đời như: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Đạo nào bằng đạo phu thê/ Tay ấp, má kề, sinh tử có nhau”….. 

- Chất liệu văn học dân gian được thể hiện qua các thi phẩm truyền thuyết, các câu truyện cổ tích dân tộc,…..

icon-date
Xuất bản : 09/05/2022 - Cập nhật : 14/08/2023