Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi "Quan điểm marketing xã hội mang lại lợi ích cho những đối tượng nào?" cùng với kiến thức mở rộng về Marketing xã hội là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và bạn học sinh.
- Quan điểm marketing xã hội mang lại lợi ích cho 3 nhóm đối tượng là: Doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội. Nó coi trọng lợi ích của khách hàng, lợi ích của người tiêu dùng và đặc biệt không thể thiếu đó chính là lợi ích của xã hội. Sản phẩm của các doanh nghiệp phải giúp cho cộng đồng cải thiện chất lượng cuộc sống, chứ không chỉ đơn thuần là lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng
Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về marketing xã hội nhé!
- Marketing xã hội là việc áp dụng các hoạt động tiếp thị để phân tích, lên kế hoạch, thực hiện và đánh giá các chương trình nhằm mục tiêu chăm sóc và cải thiện đời sống xã hội của cộng đồng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội
- Quan điểm marketing xã hội chỉ ra nhiệm vụ của doanh nghiệp là xác định nhu cầu, mong muốn cùng những mối quan tâm của thị trường mục tiêu và phân phối những thoả mãn mong đợi một cách có kết quả và hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh theo cách cố gắng bảo toàn hoặc nâng cao phúc lợi của người tiêu dùng và xã hội. Có ba mục tiêu khi thiết kế các chính sách marketing của quan điểm marketing xã hội đó là: Thoả mãn nhu cầu khách hàng, góp phần đạt lợi nhuận của doanh nghiệp và đảm bảo phúc lợi của xã hội. Từ 3 mục tiêu này sẽ thúc đẩy marketing lâu dài hơn.
a. Tạo hình ảnh đẹp cho thương hiệu
- Một trong những lợi ích đầu tiên của Marketing xã hội đó là khả năng nâng cao hình ảnh thương hiệu. Bằng cách đầu tư vào việc giải quyết các vấn đề chung của xã hội, doanh nghiệp thể hiện mình không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng. Và các doanh nghiệp có trách nhiệm luôn tạo được ấn tượng tốt trong lòng công chúng.
- Một trong số những doanh nghiệp thường xuyên áp dụng Marketing xã hội chính là Unilever. Kể từ khi tuyên bố tập trung vào các hoạt động Marketing xã hội, tập đoàn đa quốc gia này đã tạo được hình ảnh tốt đẹp trong lòng công chúng và khách hàng mục tiêu thông qua hàng loạt chiến dịch tiếp thị xã hội đến từ các nhãn hàng con như Lifebouy (Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn), Omo (Vui làm Hiệp sĩ xanh, bé ngại gì vết bẩn), P/S (Bảo vệ nụ cười Việt Nam)… Mỗi một chiến dịch đều được đầu tư và truyền thông rộng rãi.
b. Xây dựng chuỗi giá trị có lợi cho doanh nghiệp
- Nhiều người thường nghĩ, Marketing xã hội chỉ nhằm mục đích đem lại lợi ích cho cộng đồng mà không có đóng góp gì cụ thể cho lợi nhuận hay doanh số của doanh nghiệp. Trên thực tế, đây là một quan niệm sai lầm. Marketing xã hội không chỉ đơn thuần là trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội mà còn là cách để doanh nghiệp tạo nên lợi thế kinh doanh và chuỗi giá trị có lợi cho mình.
- Doanh nghiệp cần có lợi nhuận, nhưng lợi nhuận đó phải đi kèm với giá trị cho xã hội và cộng đồng. Ngược lại, cộng đồng cũng phải tạo một môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Tức là, doanh nghiệp và cộng đồng phải đồng phát triển với nhau.
c. Dễ thuyết phục, dễ thành công
- Các chiến dịch Marketing xã hội dễ dàng tạo sự đồng cảm nơi khách hàng. Bởi lẽ, những vấn đề mà doanh nghiệp góp phần giải quyết cũng là những vấn nạn nhức nhối trong xã hội. Bên cạnh đó, các vấn đề xã hội mà doanh nghiệp nhắm tới tại Việt Nam không phải là những vấn đề quá nhạy cảm. Ví dụ như rửa tay sạch để phòng tránh vi khuẩn, ăn chín uống sôi để chống dịch bệnh, uống sữa để phát triển thể chất…Đó là những vấn đề cơ bản mà mọi quốc gia đều có.
a. Đối với doanh nghiệp
- Đối với doanh nghiệp, marketing xã hội sẽ tạo hình ảnh đẹp cho thương hiệu của doanh nghiệp, xây dựng chuỗi giá trị có lợi cho doanh nghiệp và dễ thuyết phục, dễ thành công.
- Marketing xã hội sẽ tạo hình ảnh đẹp cho thương hiệu từ việc nâng cao hình ảnh thương hiệu. Với cách đầu tư vào việc giải quyết các vấn đề chung của xã hội, doanh nghiệp sẽ thể hiện mình không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng. Và các doanh nghiệp có trách nhiệm luôn tạo được ấn tượng tốt trong lòng công chúng. Có thể lấy ví dụ minh họa như Unilever: Kể từ khi tuyên bố tập trung vào các hoạt động Marketing xã hội, Unilever đã tạo được hình ảnh tốt đẹp trong lòng công chúng và khách hàng mục tiêu thông qua hàng loạt chiến dịch tiếp thị xã hội đến từ các nhãn hàng con như Lifebouy (Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn), Omo (Vui làm Hiệp sĩ xanh, bé ngại gì vết bẩn), P/S (Bảo vệ nụ cười Việt Nam...
- Marketing xã hội xây dựng chuỗi giá trị có lợi cho doanh nghiệp. Marketing xã hội không chỉ đơn thuần là trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội mà còn là cách để doanh nghiệp tạo nên lợi thế kinh doanh và chuỗi giá trị có lợi cho mình.Có nhều ý kiến cho rằng Marketing xã hội chỉ nhằm mục đích đem lại lợi ích cho cộng đồng mà không có đóng góp gì cụ thể cho lợi nhuận hay doanh số của doanh nghiệp, nhưng thực tế đã chứng minh, đây là suy nghĩ sai lầm. Doanh nghiệp cần có lợi nhuận, nhưng lợi nhuận đó phải đi kèm với giá trị cho xã hội và cộng đồng. Ngược lại, cộng đồng cũng phải tạo một môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Tức là, doanh nghiệp và cộng đồng phải đồng phát triển với nhau.
- Marketing xã hội giúp doanh nghiệp dễ thuyết phục, dễ thành công. Các chiến dịch Marketing xã hội dễ dàng tạo sự đồng cảm nơi khách hàng. Bởi lẽ, những vấn đề mà doanh nghiệp góp phần giải quyết cũng là những vấn nạn nhức nhối trong xã hội. Bên cạnh đó, các vấn đề xã hội mà doanh nghiệp nhắm tới tại Việt Nam không phải là những vấn đề quá nhạy cảm. Ví dụ như rửa tay sạch để phòng tránh vi khuẩn, ăn chín uống sôi để chống dịch bệnh, uống sữa để phát triển thể chất…Đó là những vấn đề cơ bản mà mọi quốc gia đều có.
b. Đối với người tiêu dùng
- Đối với người tiêu dùng, marketing xã hội cũng mang lại rất nhiều lợi ích. Marketing xã hội giúp khách hàng giải quyết nhu cầu, tiếp nhận phản ánh của họ và đưa thông tin đến với doanh nghiệp nhằm hỗ trợ họ. Khách hàng sẽ cảm nhận được giá trị kinh tế và cảm nhận được nhiều giá trị hơn so với chi phí họ bỏ ra mua hàng. Sản phẩm thỏa mãn người tiêu dùng là sản phẩm cung cấp nhiều lợi ích hơn so với sản phẩm của đối thủ.Những người làm Marketing xã hội còn tạo ra tính hữu ích về thông tin tới người tiêu dùng qua việc cung cấp thông tin cho khách hàng qua các thông điệp quảng cáo, thông điệp bán hàng. Người mua không thể mua được sản phẩm nếu họ không biết mua ở đâu, giá cả...
c. Đối với xã hội
- Đối với xã hội, marketing xã hội mang lại rất nhiều lợi ích. Ngay từ tên gọi, marketing xã hội cũng đã biết đối tượng nó hướng đến chắc chắn có xã hội. Vai trò của Marketing xã hội trong xã hội có thể được mô tả như là sự cung cấp một mức sống với xã hội. Marketing xã hội xuất phát từ việc nghiên cứu tình hình xã hội và hướng đến sự phát triển bền vững của xã hội nên lợi ích cuối cùng mà marketing xã hội mang đến cho xã hội rất lớn.