Tổng hợp các bài Trắc nghiệm Tâm lý học đại cương có lời giải, giúp các bạn học sinh, sinh viên ôn tập và chuẩn bị tốt hơn cho bài kiểm tra hết học phần.
Câu 1: Tâm lý người mang bản chất xã hội và có tính lịch sử thể hiện ở chỗ:
a. Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan, trong đó nguồn gốc xã hội là yếu tố quyết định.
b. Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của cá nhân trong xã hội.
c. Tâm lý người chịu sự chế ước của lịch sử cá nhân và của cộng đồng.
d. Cả a, b, c.
→ D. Cả a, b, c
Câu 2: Đối với sự phát triển các hiện tượng tâm lí, cơ chế di truyền đảm bảo
a. Khả năng tái tạo ở thế hệ sau những đặc điểm ở thế hệ trước.
b. Tiền đề vật chất cho sự phát triển tâm lí con người.
c. Sự tái tạo lại những đặc điểm tâm lí dưới hình thức “tiềm năng” trong cấu trúc sinh vật của cơ thể.
d. Cho cá nhân tồn tại được trong môi trường sống thay đổi.
→ B. Tiền đề vật chất cho sự phát triển tâm lí con người.
Câu 3: Tưởng tượng sáng tạo thể hiện ở chỗ:
a. Tạo ra hình ảnh mới mà nhân loại chưa từng biết đến.
b. Kết quả của tưởng tượng sáng tạo không thể kiểm tra được.
c. Tạo ra hình ảnh chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân, là quá trình tạo ra hình ảnh cho tương lai.
d. Nó đang hình dung thấy con rồng ở đình làng nó: đầu như đầu sư tử, mình giống thân con rắn nhưng lại có chân.
→ A. Tạo ra hình ảnh mới mà nhân loại chưa từng biết đến.
Câu 4: Một tình huống muốn làm nảy sinh tư duy phải thỏa mãn một số điều kiện. Điều kiện nào dưới đây là không cần thiết?
a. Tình huống phải quen thuộc, không xa lạ với cá nhân.
b. Chứa vấn đề mà hiểu biết cũ, phương pháp hành động cũ không giải quyết được.
c. Cá nhân nhận thức được tình huống và giải quyết.
d. Vấn đề trong tình huống có liên quan đến kinh nghiệm của cá nhân.
→ A. Tình huống phải quen thuộc, không xa lạ với cá nhân
Câu 5: Luận điểm nào không đúng trong mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ?
a. Không có ngôn ngữ thì tư duy không thể tiến hành được.
b. Ngôn ngữ có thể tham gia từ đầu đến kết thúc tư duy.
c. Ngôn ngữ thống nhất với tư duy.
d. Ngôn ngữ giúp cho tư duy có khả năng phản ánh sự vạt ngay cả khi sự vật không trực tiếp tác động.
→ C. Ngôn ngữ thống nhất với tư duy.
Câu 6: Tự ý thức được hiểu là:
a. Khả năng tự giáo dục theo một hình thức lí tưởng.
b. Tự nhận thức, tự tỏ thái độ và điều khiển hành vi, hoàn thiện bản thân.
c. Tự nhận xét, đánh giá người khác theo quan điểm của bản thân.
d. Cả a, b, c.
→ D. Cả a, b, c.
Câu 7: Ngôn ngữ giúp con người nhiều nhất trong lĩnh vực:
a. Nhận thức thế giới.
b. Hình thành được ý thức.
c. Hoạt động mang tính xã hội.
d. Cả a, b, c.
→ D. Cả a, b, c.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ vai trò chủ yếu của tình cảm?
a. Tình cảm là ánh đèn pha soi đường cho hành động cá nhân.
b. Tình cảm là động lực thúc đẩy cá nhân hành động.
c. Tình cảm là nội dung cơ bản của nhân cách.
d. Tình cảm là cái gốc, là cốt lõi của nhân cách
→ B. Tình cảm là động lực thúc đẩy cá nhân hành động
Câu 9: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không thể hiện tính chủ thể của sự phản ánh tâm lí người?
a. Cùng nhận sự tác động của một sự vật, nhưng ở các chủ thể khác nhau, xuất hiện các hình ảnh tâm lí với những mức độ sắc thái khác nhau.
b. Những sự vật khác nhau tác động đến các chủ thể khác nhau sẽ tạo ra hình ảnh tâm lí khác nhau ở các chủ thể.
c. Cùng một chủ thể tiếp nhận tác động của một sự vật, nhưng trong các thời điểm, hoàn cảnh, trạng thái sức khỏe và tinh thần khác nhau, thường xuất hiện các hình ảnh tâm lí khác nhau.
d. Các chủ thể khác nhau sẽ có thái độ, hành vi ứng xử khác nhau đối với cùng một sự vật.
→ B. Những sự vật khác nhau tác động đến các chủ thể khác nhau sẽ tạo ra hình ảnh tâm lí khác nhau ở các chủ thể.
Câu 10: Sự tham gia của yếu tố nào trong tư duy đã làm cho tư duy có tính gián tiếp và khái quát?
a. Ngôn ngữ.
b. Nhận thức cảm tính.
c. Các quá trình tâm lí khác.
d. Kinh nghiệm đã có về sự vật, hiện tượng.
→ A. Ngôn ngữ