logo

Trắc nghiệm dẫn luận ngôn ngữ

icon_facebook

Tổng hợp các câu hỏi “Trắc nghiệm dẫn luận ngôn ngữ”, giúp các bạn học sinh, sinh viên ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi hết học phần.

Trắc nghiệm dẫn luận ngôn ngữ

Câu 1: Để xét về từ, ta có căn cứ nào?

A. Cấu tạo, nghĩa, chức năng

B. Nghĩa, chức năng, ngữ pháp

C. Cấu tạo, nghĩa

D. Cấu tạo, nội dung, chức năng

Câu 2: Nghĩa ngữ pháp là

A. Khả năng kết hợp từ vựng

B. Khả năng kết hợp cú pháp

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 3: Ý nghĩa ngữ pháp của từ không được thể hiện bằng bất cứ phương tiện hình thức nào ở trong bản thân từ?

A. Phức

B. Ghép

C. Đơn lập

D. Biến hình

Câu 4: Nhận diện nghĩa ngữ pháp nhờ hệ thống hữu hạn của các phụ tố.

A. Đơn lập

B. Chắp dính

C. Hòa kết

D. Lập khuôn

Trắc nghiệm dẫn luận ngôn ngữ

Câu 5: Nghĩa của từ gồm.

A. Nghĩa ngữ pháp

B. Nghĩa từ vựng

C. Nghĩa nội dung

D. A và B đúng

Câu 6: Nghĩa sở chỉ là.

A. Là mối quan hệ của từ và người sử dụng nó

B. Là mối quan hệ giữa từ và từ khác trong hệ thống từ vựng

C. Là mối quan hệ của từ với ý

D. Là mối quan hệ giữa từ và đối tượng mà từ biểu thị

Câu 7: Nghĩa sở biểu là.

A. Là mối quan hệ của từ và người sử dụng nó

B. Là mối quan hệ giữa từ và từ khác trong hệ thống từ vựng

C. Là mối quan hệ của từ với ý

D. Là mối quan hệ giữa từ và đối tượng mà từ biểu thị

Câu 8: Nghĩa ngữ dụng là.

A. Là mối quan hệ của từ và người sử dụng nó

B. Là mối quan hệ giữa từ và từ khác trong hệ thống từ vựng

C. Là mối quan hệ của từ với ý

D. Là mối quan hệ giữa từ và đối tượng mà từ biểu thị

Câu 9: Nghĩa cấu trúc là.

A. Là mối quan hệ của từ với n

B. Là mối quan hệ giữa từ và từ khác trong hệ thống từ vựng

C. Là mối quan hệ của từ và người sử dụng nó

D. Là mối quan hệ giữa từ và đối tượng mà từ biểu thị

Câu 10: Người ta muốn diễn đạt cho hay, cho bóng bảy nên đã tìm các từ khác để cho lời nói của mình thích hợp hơn với hình thức giao tiếp là.

A. Nguyên nhân ngôn ngữ học

B. Nguyên nhân mang tính xã hội 

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 11: Không dùng từ “chết” mà nói “hai năm mươi”, “trăm tuổi”, “khuất núi”, “nằm xuống” là.

A. Dùng từ trang nhã, lịch sự

B. Dùng từ lóng

C. Dùng từ địa phương

D. Dùng từ cổ

Câu 12: Phương thức ẩn dụ là.

A. Là phương thức chuyển đổi ý nghĩa của từ dựa trên sự khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng

B. Là hiện tượng chuyển tên gọi sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật hay hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ logic giữa các hiện tượng

C. Là phương thức chuyển đổi ý nghĩa của từ dựa trên sự tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng

D. B và C đúng

Câu 13: Phương thức hoán dụ là.

A. Là phương thức chuyển đổi ý nghĩa của từ dựa trên sự khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng

B. Là hiện tượng chuyển tên gọi sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật hay hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ logic giữa các hiện tượng

C. Là phương thức chuyển đổi ý nghĩa của từ dựa trên sự tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng

D. B và C đúng

Câu 14: Cánh buồm, cánh quạt, mũi đất, mũi tiến công là hình thức ẩn dụ gì?

A. Ẩn dụ cách thức

B. Ẩn dụ chức năng

C. Ẩn dụ hình thức

D. Ẩn dụ màu sắc

Câu 15: Xám lông chuột, xanh lá mạ, hồng dâu, nâu đất là hình thức ẩn dụ gì?

A. Ẩn dụ chức năng.

B. Ẩn dụ màu sắc

C. Ẩn dụ hình thức

D. Ẩn dụ cách thức

Câu 16: Trồng người, nấu cháo điện thoại, học tủ là hình thức ẩn dụ gì?

A. Ẩn dụ cách thức

B. Ẩn dụ màu sắc

C. Ẩn dụ hình thức

D. Ẩn dụ chức năng

Câu 17: Chìa khóa thành công, đường đến tương lai, trái tim cửa đóng, then cài là hình thức ẩn dụ gì?

A. Ẩn dụ cách thức

B. Ẩn dụ màu sắc

C. Ẩn dụ hình thức

D. Ẩn dụ chức năng

Câu 18: Bán trời không văn tự, hâm hôn, chạy trường, hàn gắn tình cảm là hình thức ẩn dụ gì?

A. Ẩn dụ chức năng

B. Ẩn dụ cách thức

C. Ẩn dụ màu sắc

D. Ẩn dụ hình thức

Câu 19: Đóng cửa trái tim, đi guốc trong bụng, mở lòng, hái sao trên trời là hình thức ẩn dụ gì?

A. Ẩn dụ màu sắc

B. Ẩn dụ cách thức

C. Ẩn dụ chức năng

D. Ẩn dụ hình thức

Câu 20: Nhà ga sân bay, cụm cảng hàng không, nồi ủ, cửa ngõ Sài Gòn là hình thức ẩn dụ gì?

A. Ẩn dụ màu sắc

B. Ẩn dụ cách thức

C. Ẩn dụ chức năng

D. Ẩn dụ hình thức

Câu 21: Giọng chua chát, cái nhìn cay nghiệt, giai điệu nồng ấm, gương mặt nhạt nhẽo là hình thức ẩn dụ gì?

A. Ẩn dụ cảm giác

B. Ẩn dụ hình thức 

C. Ẩn dụ chức năng

D. Ẩn dụ cách thức

icon-date
Xuất bản : 17/03/2022 - Cập nhật : 21/03/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads