Tổng hợp đề Trắc nghiệm vi sinh ký sinh trùng (có đáp án) hay nhất, bám sát nội dung sách giáo khoa do Top lời giải sưu tầm biên soạn, giúp các bạn ôn tập tốt hơn.
Câu 1. Người mang KST nhưng không có biểu hiện bệnh lý gọi là:
A. Vật chủ bị bệnh mạn tính.
B. Vật chủ có miễn dịch bảo vệ.
C. Vật chủ tình cờ.
D. Vật chủ phụ.
E. Vật chủ mang KST lạnh.
Câu 2. Ăn rau sống không sạch, người có thể nhiễm các loại KST sau trừ:
A. Giun đũa.
B. Lỵ amip
C. Trùng roi đường sinh dục
D. Trùng lông
E. Giun tóc
Câu 3. Bạch cầu ái toan thường không tăng khi người nhiễm loại KST:
A. Giardia intestinalis.
B. Ascaris lumbricoides.
C. Ancylostoma duodenale.
D. Toxocara canis.
E. Plasmodium falciparum.
Câu 3. Loại KST có thể tự tăng sinh trong cơ thể người
A. Giun tóc
B. Giun móc
C. Giun kim.
D. Giun chỉ.
E. Sán lá gan
Câu 4. Trong chu kỳ của sán dây lợn, người có thể là:
A. Vật chủ chính.
B. Vật chủ tình cờ
C. Vật chủ phụ
D. Câu A và C đều đúng.
E. Câu A và B đúng.
Câu 5. Sinh vật nào sau đây không phải là KST:
A. Muỗi cái.
B. Ruồi nhà
C. Ve
D. Con ghẻ
E. Bọ chét.
Câu 6. Bệnh KST phổ biến nhất ở Việt Nam:
A Giun kim.
B. Sốt rét
C. Giun móc
D. Giun đũa
E. Amip.
Câu 7. Tác hại hay gặp nhất do KST gây ra:
A. Thiếu máu.
B. Đau bụng
C. Mất sinh chất
D. Biến chứng nội khoa
E. Tất cả các câu đềuđúng.
Câu 8. Ảnh hưởng qua lại giữa KST và vật chủ trong quá trình ký sinh dẫn đến các kết quả sau trừ:
A. KST bị tiêu diệt.
B. Vật chủ chết.
C. Bệnh KST có tính chất cơ hội.
D. Cùng tồn tại với vật chủ.
E. Câu A và B đúng.
Câu 9. Bệnh KST có các đặc diểm sau ngoại trừ:
A. Bệnh KST phổ biến theo vùng
B. Có thời hạn
C. Bệnh khởi phát rầm rộ.
D. Lâu dài
E. Vận chuyển mầm bệnh.
Câu 10. Người mang KST nhưng không có biểu hiện bệnh lý được gọi là:
A. Ký chủ vĩnh viễn.
B. Ký chủ chính
C. Ký chủ trung gian
D. Ký chủ chờ thời
E. Người lành mang mầm bệnh
Câu 11. Ký sinh trùng là:
A. Một sinh vật sống.
B. Trong qúa trình sống nhờ vào các sinh vật khác đang sống.
C. Quá trình sống sử dụng các chất dinh dưỡng của sinh vật khác để phát triển và duy trì sự sống.
D. Câu A và B đúng.
E. Câu A, B, và C đúng.
Câu 12. Vật chủ chính là:
A. Vật chủ chứa KST ở dạng trưởng thành.
B. Vật chủ chúa KST thực hiện sinh sản bằng hình thức hữu tính.
C. Vật chủ chúa KST thực hiện sinh sản bằng hình thức vô tính
D. Câu A và B đúng.
E. Câu A và C đúng.
Câu 13. Người là vật chủ chính của các loại KST sau ngoại trừ
A. Giun đũa.
B. Giun móc
C. KST sốt rét.
D. Giun kim
E. Giun chỉ.
Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về Đặc điểm của Vi sinh vật nhé!
- Có nhiều dạng ký sinh với quan hệ vật chủ ở các mức độ khác nhau.
- Ký sinh thật sự (parasite) là dạng ký sinh gắn liền với vật chủ. Nếu là ký sinh bắt buộc thì khi vật chủ chết thường có thể bị chết theo. Ví dụ giun sán,... hay thực vật như cây tơ hồng, tầm gửi.
- Ký sinh nuôi dưỡng (Brood parasite), là trường hợp động vật này đánh lừa và trao con cái cho động vật khác nuôi dưỡng, như chim tu hú, cá da trơn Mochokidae là Synodontis multipunctatus ở hồ Tanganyika, một số loài ong, kiến, bươm bướm như bướm Phengaris rebeli,... Các chủ nuôi thường không bị chết mà chỉ mất công chăm sóc và có thể mất con non của mình.
- Có dạng ký sinh (parasitoid) với các kiểu và mức độ khác nhau.
- Ký sinh đẻ trứng nhờ: Vật ký sinh đẻ trứng vào vật chủ, các ấu trùng bám vào thân hoặc chui vào trong thân vật chủ, ăn các sinh chất. Phổ biến nhất là ong bắp cày đẻ trứng vào côn trùng khác. Cũng có dạng đẻ trứng vào ô tổ của ong khác và lấy ấu trùng ở đó làm vật chủ. Khi ấu trùng lớn lên thì vật chủ nhỏ bị chết, và xác vật chủ thường trở thành vỏ kén. Một loại ruồi trâu thì gửi ấu trùng vào dưới da động vật máu nóng như trâu bò,... (kể cả người) để ăn sinh chất, nhưng trâu bò không bị chết khi ấu trùng ruồi trưởng thành. Khi trưởng thành thì ký sinh vật này sống độc lập.
- Bắt làm thức ăn cho ấu trùng: Thường là các loài kiểu ong có nọc như tò vò, đốt các động vật khác để làm con mồi tê liệt hoặc chết nhưng không bị phân hủy. Sau đó con mồi được đưa về tổ để làm thức ăn dần cho ấu trùng. Ví dụ điển hình là ong bắp cày Tarantula hawk tấn công cả nhện góa phụ đen hoặc nhện lông lá lớn ăn thịt chim (Tarantula) làm thức ăn cho con nó. Theo quan hệ chuỗi thức ăn thì điều này là bình thường, nhưng được liệt kê ở đây vì có một số đặc điểm giống với "đẻ trứng nhờ".
- Ký sinh ăn cướp (kleptoparasitism) là dạng cướp thức ăn mà kẻ khác kiếm được. Điều này thường xảy ra ở trong nội loài (intraspecific) hoặc giữa các loài (interspecific) có chung kiểu thức ăn mà việc kiếm được có nhiều khó khăn. Ví dụ các chim cướp biển cướp cá của chim biển khác, chim cốc biển (frigate) cướp cá của chim điên chân đỏ (booby, chim khờ?). Các thú như sư tử, báo, linh cẩu, gấu,... thường cướp mồi khi kẻ có mồi đang ở thế yếu. Loài người cũng được xếp một ghế trong dạng ký sinh nầy do các hành vi cướp bóc ngoại và nội loài.
Kích thước của vi sinh vật rất nhỏ bé
- Kích thước của các vi khuẩn, xạ khuẩn, vi nấm rất nhỏ bé, thường đo bằng đơn vị micromet, kích thước của virus nhỏ hơn rất nhiều nên được đo bằng nanomet. Kích thước nhỏ bé nhưng diện tích bề mặt tiếp xúc với quần thể tế bào vi sinh vật lại rất lớn. Đây là điều kiện tiên quyết rất thuận lợi cho vi sinh vật trao đổi chất mạnh mẽ với môi trường và thực hiện các chức năng sống của nó.
Vi sinh vật hấp thụ nhiều, chuyển hóa nhanh, vòng đời ngắn
- Tuy nhỏ bé nhưng vi sinh vật lại có khả năng hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng mạnh hơn hẳn so với các sinh vật khác trong sinh giới. Chúng tiêu thụ khí oxy, chất dinh dưỡng rất lớn như phân giải đường, protein, và các chất có trong xác động thực vật. Đặc điểm này cho phép các vi sinh vật đóng vai trò to lớn trong các chu kì tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, tái tạo môi trường sinh giới, cũng như khả năng sử dụng hữu ích vi sinh vật thích hợp trong đời sống.
- Vòng đời ngắn là đặc tính riêng để đổi mới thế giới vĩ mô.
Vi sinh vật trưởng thành nhanh, phát triển mạnh
- Nhờ hấp thụ và chuyên hóa nhanh nên vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng à phát triển rất mạnh mẽ so với các sinh vật khác.
- Tốc độ sinh sôi nảy nở vượt trội so với các loài khác.
Vi sinh vật thích ứng mạnh và rất dễ biến dị
- Thích ứng mạnh: năng lực thích nghi của vi sinh vật vượt xa của động vật và thực vật. Vì kích thước nhỏ, vi khuẩn nói riêng, vi sinh vật nói chung phải thích ứng theo sự thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. Trải qua nhiều năm, vi sinh vật có cơ chế chuyển hóa thích hợp để thích nghi với điều kiện sống bất lợi. Lượng enzym tế bào sinh vật chiếm tới 10% protein nói chung chứng tỏ khả năng biến đổi vật chất, cải tạo môi trường thích nghi cao của chúng
- Dễ phát sinh biến dị: đột biến, thường xảy ra với tần xuất thấp khoảng 10-10 -10-5 làm cho vi sinh vật thay đổi hình thái, cấu tạo, kiểu chuyển hóa vật chất, cấu trúc kháng nguyên, kháng kháng sinh,..bên cạnh đột biến có lợi,có đột biến có hại.
Vi sinh vật phân bố rộng, chủng loại nhiều
- Vi sinh vật phân bố khắp nơi trên trái đất. Có trong đất, nước, khí quyển, trong các vật dụng, trong cơ thể người,..như vậy có thể tìm thấy vi sinh vật ở khắp mọi nơi.
- Về chủng loại cũng hết sức phong phú. Ngày nay con người đã biết đến hàng trăm nghìn chủng loại vi sinh vật.tuy nhiên theo các nhà khoa học, chúng ta mới chỉ biết có khoảng 1-2% số loài sinh vật trong tự nhiên.. có loài có lợi cho con người, có loài có hại cho đời sống con người.