Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Trong quan hệ sản xuất quan hệ nào giữ vai trò quyết định?” kèm kiến thức tham khảo về quan hệ sản xuất do Top lời giải tổng hợp và biên soạn cực hay và hữu ích.
A. Quan hệ sở hữu
B. Quan hệ tổ chức quản lý
C. Quan hệ phân phối
D. Không quan hệ nào quyết định
Trả lời:
Đáp án đúng: A. Quan hệ sở hữu
Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm những kiến thức bổ ích về quan hệ sản xuất nhé.
- Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa con người và con người trong quá trình sản xuất vật chất. Theo một nghĩa chung nhất thì quan hệ sản xuất là một yếu tố của phương thức sản xuất, là mặt xã hội của phương thức sản xuất. Quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế của một hình thái kinh tế – xã hội nhất định.
- Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra.
Mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất
- Thứ nhất: Mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn.
+ Lực lượng sản xuất càng phát triển thì sẽ luôn luôn tạo ra khả năng phá vỡ mối quan hệ thống nhất giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất. Những hình thức kinh tế đôi khi lại là sự kìm hãm lực lượng sản xuất chính vì thế đòi hỏi phải thiết lập quan hệ thống nhất giữa chúng theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với nhu cầu của lực lượng sản xuất.
+ Mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là mối quan hệ mau thuẫn biện chứng giữa nội dung vật chất, kỹ thuật với hình thức kinh tế của quá trình sản xuất xã hội.
+ Sự vận động của mâu thuẫn này là một quá trình đi từ sự thống nhất đến những sự khác biệt và đối lập từ đó làm xuất hiện nhu cầu khách quan phải được giải quyết theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất.
- Thứ hai: Mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.
+ Đây là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất. Trong đó, lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất còn quan hệ sản xuất là hình thức kinh tế của quá trình. Trong đời sống hiện tại, không thể có sự kết hợp các nhân tố của quá trình sản xuất để tạo ra năng lực thực tiễn cải biến các đối tượng vật chất tự nhiên lại không diễn ra dưới một trong những hình thức kinh tế nhất định.
+ Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và quy định lẫn nhau. Tương ứng với thực trạng phát triển nhất định của lực lượng sản xuất cũng phải có quan hệ sản xuất phù hợp với thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất có trên cả 03 phương tiện cụ thể: Sở hữu tư liệu sản xuất, quản lý, tổ chức và phân phối.
+ Sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tuân theo nguyên tắc khách quan quan hệ sản xuất phụ thuộc vào thực trạng phát triển thực tế của lực lượng sản xuất hiện thực trong mỗi giai đoạn lịch sử xác định.
- Quan hệ sản xuất chỉ là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất còn lực lượng sản xuất là nội dung vật chất, kỹ thuật của quá trình. Quan hệ sản xuất, với tư cách là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất, nó luôn luôn có tác động trở lại lực lượng sản xuất, sự tác động này có thể diễn ra theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào tính phù hợp hay không phù hợp của quan hệ sản xuất với thực trạng và nhu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất.
- Nâng cao trình độ người lao động bằng cách phát triển giáo dục đào tạo đặc biệt là đào tạo nghề. Nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục đào tạo nghề, nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn lao động cả về số lượng và chất lượng.
- Hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để hoàn thiện quan hệ sản xuất.
- Tăng cường những bước cơ bản về cơ sở vật chất cho khoa học – công nghệ, tập trung xây dựng một số phòng thí nghiệm đạt trình độ tiên tiến trong khu vực trên các lĩnh vực công nghệ trọng điểm như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, hóa dầu,...
- Về quản lý, trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chính sách đồng thời sử dụng cơ chế thị trường, các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy tính tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực.
- Nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, không có nghĩa là xóa bỏ các quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, mà chỉ phát triển sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Hiện nay trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nên việc duy trì và phát triển hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là một yêu cầu khách quan mang tính quy luật. Bởi vì, trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, thì sở hữu tư nhân như một bộ phận tự nhiên của quá trình kinh tế nhiều thành phần cũng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển sản xuất nâng cao đời sống của nhân dân. Mặt khác, duy trì và phát triển kinh tế tư nhân, thì đồng thời với nó là thu hút nguồn lực về vốn, về lao động, về quá trình chuyển giao công nghệ mới, v.v… Nhưng nó đều thông qua sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ giữ vai trò quyết định và điều tiết chung đối với các hình thức sở hữu này phải phục vụ cho lợi ích của nhân dân.
- Trong cơ cấu kinh tế xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam, thì hình thức sở hữu công cộng ngày càng được hoàn thiện và phát triển. Trong đó kinh tế quốc doanh bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, quyết định đối với nền kinh tế hiện nay. Cho nên, xét về loại hình quan hệ sản xuất cơ bản hiện nay ở nước ta bao gồm quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ sở sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất và quan hệ sản xuất cũ dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, nhưng nó thống nhất và mang tính mâu thuẫn trong một cơ cấu kinh tế thống nhất – kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa và dưới sự quản lý của nhà nước.