logo

Tăng trưởng theo chiều rộng là gì?

icon_facebook

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Tăng trưởng theo chiều rộng là gì?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về kinh tế phát triển do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Tăng trưởng theo chiều rộng là gì?

- Tăng trưởng theo chiều rộng là dựa vào sự tăng đầu tư, khai thác tài nguyên, sức lao động giá rẻ và một số yếu tố lợi thế khác. 

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm sâu về vấn đề trên nhé!


Kiến thức mở rộng về tăng trưởng kinh tế


1. Mô hình tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng theo chiều rộng là gì?

Mô hình tăng trưởng (MHTT) có thể hiểu là cách thức tổ chức huy động và sử dụng các nguồn lực để đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế qua các năm với tốc độ hợp lý. MHTT bao gồm các thành tố sau:

- Động lực tăng trưởng: Có nhiều động lực khác nhau để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Dựa trên những yếu tố tác động đến GDP, tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu công và xuất khẩu được xem là những động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. 

- Các động lực tăng trưởng kinh tế này có các đặc điểm sau: 

(1) bổ trợ lẫn nhau: một số động lực hỗ trợ cho các động lực khác phát huy

(2) triệt tiêu lẫn nhau: khi động lực này vượt trội so với các động lực khác, nó có thể ảnh hưởng xấu đến các động lực khác

(3) tính giai đoạn và hữu hạn: động lực nào trở thành yếu tố then chốt sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Đồng thời, động lực tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc vào đặc thù của quốc gia - cơ sở lợi thế so sánh của quốc gia đó và xu thế quốc tế.


2. Phân loại 

a. Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng.

- Được thể hiện với các tăng trưởng xác định mục tiêu mở rộng sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập,… Phản ánh đặc trưng cơ bản là tăng khối lượng sản xuất. Nhờ vào các nguồn lực tăng trưởng vốn, lao động và tài nguyên thiên nhiên. Mô hình phản ánh nhu cầu cho tìm kiếm lợi nhuận nhưng không mang đến các lợi thế đón đầu hay phát triển bền vững. Các nguồn vốn phải được huy động lớn. Nguồn lực lao động phổ thông, thiếu năng lực và kinh nghiệm. Tài nguyên thiên nhiên được khai thác được xem là nguồn nguyên liệu có sẵn và lợi thế lớn nhất của doanh nghiệp.

- Sử dụng các nguồn lực chưa khoa học và hiệu quả. Chưa khai thác được các giá trị tuyệt đối hay tối đa hóa các lợi nhuận. Thường được áp dụng ở các giai đoạn đầu của nền kinh tế. Có nhiều hạn chế: nền kinh tế trì trệ, năng suất lao động thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm… Các sáng tạo của người lao động cũng không được khai thác và phản ánh.

b. Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu.

- Được các nước đang phát triển và nước tiên tiến áp dụng. Hướng đến các mục đích trong tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nâng cao chất lượng, hiệu quả nền kinh tế. Với hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Có đặc trưng cơ bản là dựa vào khoa học và công nghệ hiện đại. Gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện phúc lợi xã hội…

- Chiến lược phát triển theo chiều sâu xác định chắc chắn các yếu tố làm gốc. Đó là cá ứng dụng công nghệ và khoa học hiện đại cải tiến hoạt động sản xuất. Từ đó mang đến thuận lợi và phản ánh hiệu quả lâu dài. Phản ánh đối với:

- Khai thác hiệu quả và triệt để các nguồn lực. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động. Thông qua tăng công suất hoạt động của máy móc, cải tiến kỹ thuật, thực hiện mô hình sản xuất tinh gọn. Bên cạnh nâng cao sự đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp.

- Khai thác triệt để các lợi thế và tiềm năng trong ngành. Xác định các hướng phát triển phù hợp với xu hướng tiến bộ của thị trường. Bắt kịp các lĩnh vực hay ngành nghề có giá trị gia tăng. Chủ động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa có dung lượng công nghệ cao. Mở rộng thị trường tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện đồng bộ hóa quá trình khai thác và chế biến sản phẩm.


3. Đặc trưng cơ bản 

- Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng có đặc trưng cơ bản là tăng khối lượng sản xuất nhờ vào tăng trưởng vốn, lao động và tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, là con đường đơn giản nhất để mở rộng sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập... Tuy nhiên, cũng có nhiều hạn chế: Nền kinh tế trì trệ, năng suất lao động thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.

- Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu có đặc trưng cơ bản là dựa vào khoa học và công nghệ hiện đại, nâng cao hiệu quả, chất lượng của tăng trưởng, như: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động, nâng cao sự đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp (TFP), hướng hoạt động của nền kinh tế vào các ngành, lĩnh vực có giá trị gia tăng, giảm chi phí sản xuất, chủ động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa có dung lượng công nghệ cao, trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thế của đất nước, thực hiện đồng bộ hóa quá trình khai thác và chế biến sản phẩm.

- Tăng trưởng theo chiều sâu không chỉ nâng cao chất lượng, hiệu quả nền kinh tế, mà còn gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện phúc lợi xã hội...

icon-date
Xuất bản : 27/03/2022 - Cập nhật : 14/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads