logo

Phân tích sự khác nhau giữa Chủ nghĩa xã hội khoa học và Chủ nghĩa xã hội không tưởng

icon_facebook

Để có thể sống được trong hòa bình như ngày hôm nay, chúng ta đã phải trải qua nhiều giai đoạn đấu tranh và phát triển. Trong những số đó có Chủ nghĩa xã hội không tưởng và Chủ nghĩa xã hội khoa học. Xét trên nhiều góc độ, hai chủ nghĩa xã hội này có những quan điểm hoàn toàn đối lập nhau. Vậy chúng có điểm gì khác biệt? Cùng Toploigiai phân tích sự khác nhau giữa Chủ nghĩa xã hội khoa học và Chủ nghĩa xã hội không tưởng trong bài viết dưới đây.


Chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?

- Khái niệm: Chủ nghĩa xã hội không tưởng là một hệ thống những quan điểm, tư tưởng về giải phóng xã hội, giải phóng con người; Hướng đến một xã hội không có áp bức, bóc lột. Bên cạnh đó là đảm bảo cho mọi người thực sự có cuộc sống bình đẳng, hạnh phúc. Thế nhưng chủ nghĩa xã hội không tưởng lại đưa ra con đường, biện pháp sai lầm, đó là bằng giáo dục, thuyết phục và tuyên truyền hòa bình…cho lý tưởng của họ.

- Các giai đoạn phát triển:

+ Giai đoạn thứ nhất: Những mầm mống và khuynh hướng tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời cổ đại: Chế độ chiếm hữu nô lệ xuất hiện, mâu thuẫn giữa giai cấp quý tộc chủ nô và giai cấp nô lệ làm nảy sinh những mầm mống tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Biểu hiện thông qua các câu chuyện dân gian như thần thoại, cổ tích.

+ Giai đoạn thứ hai: Tư tưởng xã hội chủ nghĩa từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII. Chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển, sự phân hóa giai cấp diễn ra mạnh mẽ kéo theo sự xung đột giai cấp diễn ra quyết liệt. Giai cấp tư sản thực hiện nhiều chính sách bóc lột, thống trị giai cấp vô sản. => Xuất hiện các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng. Biểu hiện qua các tác phẩm văn học nhân đạo của mình. Tiêu biểu cho giai đoạn này là Thomas Moore, Tommaso Campanella

Phân tích sự khác nhau giữa Chủ nghĩa xã hội khoa học và Chủ nghĩa xã hội không tưởng

+ Giai đoạn thứ ba: Chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán đầu thế kỷ XIX. Giai cấp tư sản đã bắt đầu bộc lộ bản chất cố hữu của nó: phản động và bóc lột áp bức nhân dân lao động vì quyền lợi của giai cấp mình => Hình thành giai cấp vô sản hiện đại được thức tỉnh về chính trị. Đại diện tiêu biểu: Xanh Ximong, Phu-ri-e, Ô-oen,…


Chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?

- Khái niệm: Chủ nghĩa xã hội khoa học là khoa học về các quy luật xã hội – chính trị, là học thuyết về những điều kiện, con đường giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động, về cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân, về cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, về các quy luật, biện pháp đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của chính đảng Mácxít nhằm thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

- Các giai đoạn phát triển:

+ C. Mác và Ph. Ăngghen tiếp tục phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học (1848 – 1895)

+ V.I. Lênin phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học trong hoàn cảnh lịch sử mới. Thành công nhất trong Cách mạng tháng 10 Nga và sự hình thành liên bang Xô viết.

+ Sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học từ sau khi V.I. Lênin từ trần. Đó là Đảng cộng sản Liên Xô và các Đảng cộng sản khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển.


Phân tích sự khác nhau giữa Chủ nghĩa xã hội khoa học và Chủ nghĩa xã hội không tưởng

Phân tích sự khác nhau giữa Chủ nghĩa xã hội khoa học và Chủ nghĩa xã hội không tưởng

Như vậy, có thể thấy rằng Chủ nghĩa xã hội khoa học và Chủ nghĩa xã hội không tưởng đều mong muốn hướng đến một xã hội mà ở đó không có áp bức, bất công, mọi người được sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên chúng lại khác nhau trên các mặt về sự ra đời, lực lượng tiên phong và con đường đấu tranh. Và chủ nghĩa xã hội khoa học là tương lai mà chúng ta đang hướng tới.

icon-date
Xuất bản : 10/07/2023 - Cập nhật : 10/07/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads