logo

Phân tích nhân vật người Mẹ trong đoạn trích Tiếng máy may

Hình ảnh người mẹ, người phụ nữ Việt Nam bao đời nay luôn là một hình ảnh cao đẹp và đáng trân trọng. Và người mẹ trong đoạn trích “ Tiếng may may” cũng không ngoại lệ. Hôm nay, hãy cùng Toploigiai tìm hiểu bài viết Phân tích nhân vật người Mẹ trong đoạn trích Tiếng máy may để thấy rõ hơn tấm lòng bao dung của người mẹ Việt Nam nhé!

Đề bài: 

Những năm tháng vất vả, sáng mẹ đi ra đồng tối mịt mới về, đêm đến lại tôi Thổi một mình bên chiếc máy may. Tiền công may vá của mẹ chỉ đơn giản, và lon gạo, chồng bánh tráng hoặc bó củi, Tuy cực nhọc Nhưng mẹ không hề than vãn một câu . Những lúc ba vắng nhà, một tay mẹ quán xuyến công việc gia đình. Thuở ấy cực lắm, thiếu thốn đủ bề , bữa ăn chỉ toàn khoai sắn, mỗi khi nấu ăn gạo ít đôn nhiều, mẹ luôn dành phần cơm cho tôi. Còn mẹ trệu trạo nhai bác sắn rồi vội vã ra ngoài.

         Mai màng gặp hai đã xong, mẹ lại tiếp tục công việc của mình, cần mẫn từng mũi kim sợi chỉ tích góp cho tôi đến trường, sánh vai cùng bè bạn. Những ngày không học, tôi luôn quấn quýt bên mẹ [...] và mẹ cũng được nghe những câu chuyện ở trường, không đầu,không cuối của tôi. Nào là thằng Tư học kém, thằng Xuân lì lợm hay ngủ gục trong lớp, thằng Nam đến trường mặc áo rách.

         Thông thường những chuyện kể của tôi mẹ chỉ nghe sơ qua, không chú tâm bởi chuyện trẻ con. Nhưng hôm nay Nghe chuyện tôi kể, khuôn mặt mẹ khác hẳn, Mẹ hỏi những đứa bạn tôi kể rằng ở đâu. Rồi mẹ lặn lội đến nhà thằng Nam cho nó cái áo mới, mà lẽ ra đó là của tôi. Biết mẹ cho áo mới cho bạn, tôi và khóc đòi mẹ lấy lại bằng mọi giá.

        Mẹ đã phạt tôi quỳ rồi bảo : " Con còn nhỏ mẹ không trách, nhưng mẹ phải dạy con. Làm người phải biết yêu thương giúp đỡ nhau, không nên ích kỷ. Quần áo con nhiều, mẹ chỉ cho bạn một cái mà con không chịu. Tại sao con quá ích kỷ, chồng thì bạn lại thiếu thốn không có áo mặc? Mẹ không giàu có nhưng sống theo cách ki bo, mẹ không sống nổi ". Lúc ấy tôi chẳng hiểu gì chỉ biết khóc. Nhưng sau đó suy nghĩ, tôi thấy mẹ có lý. Và tôi hiểu ra rằng, cuộc sống không đơn giản, đâu chỉ thỏa mãn những gì mình thích, đó còn là tấm lòng yêu thương con người.

(Võ Thanh Quân, trích Tiếng máy may, tập truyện Mẹ Tôi,trang 93 ,NXB Trẻ)


Phân tích nhân vật người Mẹ trong đoạn trích Tiếng máy may – Mẫu số 1

Đến với đoạn trích “Tiếng máy may” ta thấy được rất rõ hình ảnh của một người mẹ Việt Nam tiêu biểu, đó là một người phụ nữ lam lũ, chất phác, siêng năng và giàu tình yêu thương, không chỉ riêng với con mình mà còn đối với những người xung quanh. Đó là một hình ảnh, tính cách cao đẹp xứng đáng được ngợi ca.

Qua lời văn của tác giả Võ Thanh Quân, người đọc hết sức xúc động bởi tấm lòng của người mẹ trong câu chuyện. Bà chỉ là một thợ may nhỏ bé, tiền công chỉ đủ ăn qua ngày nhưng tấm lòng của bà thì không hề nhỏ, nó lớn lao và đẹp đẽ, đầy lấp lánh. Tình cảm ấy của bà được bộc lộ qua chiếc áo mới bà đem cho thằng Nam khi biết nó phải mặc áo rách đến trường.

Những ngày thơ ấu trong kí ức của “tôi” là nhứng ngày tháng đầy cơ cực và thiếu thốn, tuy nói là đủ sống qua ngày nhưng những bữa cơm của hai mẹ con toàn là những bát cơm đôn thêm sắn, gạo ít đôn nhiều, chỉ mong sao no bụng để sống tiếp. Ấy vậy mà khi biết được thằng Nam không có nổi chiếc áo lành lặn đến trường, người mẹ sẵn sàng tặng nó chiếc áo mới, dù hoàn cảnh của hai mẹ con cũng chẳng khấm khá hơn ai. Như vậy, có thể thấy, đây là một người phụ nữ đầy bao dung và giàu tình yêu thương, bà “Thương người như thể thương thân”, con người khác cũng như con mình, bản thân bà luôn muốn con mình có cơm ăn, có chiếc áo lành lặn để đến trường thế nên bà rất thấu hiểu hoàn cảnh và xót thương cho thằng Nam và đưa tay đùm bọc nó. Dù không nhiều nhặn gì nhưng đó là những gì bà có thể để giúp đỡ thằng bé.

Phân tích nhân vật người Mẹ trong đoạn trích Tiếng máy may

Đồng thời, người mẹ còn là một người phụ nữ thấu hiểu sự đời, biết lắng nghe và dạy dỗ con cái. Tuy bận rộn và luôn gánh nặng những lo toan cuộc sống, gánh trên vai bốn chữ cơm áo gạo tiền nhưng bà vẫn lắng nghe những câu chuyện mà tác giả cho là không đầu không cuối của con mình. Không dừng lại ở đó, khi đứa con nhỏ chưa hiểu chuyện của mình dùng dằn vì chiếc áo tặng bạn, tuy rất thương con nhưng bà vẫn thẳng thắn nói lên suy nghĩ, dạy con sống biết yêu thương và sẻ chia : “Con còn nhỏ mẹ không trách, nhưng mẹ phải dạy con. Làm người phải biết yêu thương giúp đỡ nhau, không nên ích kỷ. Quần áo con nhiều, mẹ chỉ cho bạn một cái mà con không chịu. Tại sao con quá ích kỷ, chồng thì bạn lại thiếu thốn không có áo mặc? Mẹ không giàu có nhưng sống theo cách ki bo, mẹ không sống nổi”. Qua lời dạy của người mẹ, đã cho thấy được tấm lòng rộng như trời biển của bà, đó là một tấm lòng biết sẻ chia, biết đùm bọc và vị tha, đáng trân quý.

Hình ảnh người mẹ trong đoạn trích “Tiếng máy may” dường như đã làm độc giả xúc động bởi tấm lòng đáng trân trọng của bà, đồng thời, khiến ta càng thấm thía hơn câu nói “Lá lành đùm lá rách” mà ông cha ta để lại.


Phân tích nhân vật người Mẹ trong đoạn trích Tiếng máy may – Mẫu số 2

Người phụ nữ Việt Nam ta qua bao đời nay vẫn luôn là một hình tượng đẹp đẽ và thiên liêng.  Bằng ngòi bút của mình, tác giả Võ Thanh Quân đã làm rõ nét hơn hình tượng ấy trong đoạn trích “Tiếng máy may”, trong đoạn trích, nhân vật người mẹ hiện lên vô cùng chất phác nhưng lại vô cùng đáng ngưỡng mộ bởi lòng vị tha của bà.

Tuy chỉ là một thợ may nhỏ bé, đồng tiền công ít ỏi chỉ đủ cho hai mẹ con ăn cơm độn sắn mong đủ no cho qua ngày nhưng bà lại không ngần ngại và tặng cho thằng Nam – bạn học của con trai mình chiếc áo mới khi nghe con kể rằng “thằng Nam đến trường mặc áo rách”. Dù hoàn cảnh của hai mẹ con chẳng giàu có hơn ai nhưng những điều bà có thể làm được, bà sẵn sàng làm để trao yêu thương đến mọi người. Người Mẹ ấy làm ta liên tưởng đến bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, trong nạn đói chẳng biết sống chết ra sao nhưng trước hoàn cảnh đáng thương của thị, bà cụ cũng ngậm ngùi mà cưu mang thị. Qua đó, ta thấy rằng ngòi bút của Võ Thanh Quân đã ngợi ca người mẹ trong đoạn trích của mình nhưng cũng không quên thể hiện lòng thành kính của mình tới những người mẹ Việt Nam vĩ đại.

Không dừng lại ở đó, quan điểm sống, quan niệm sẻ chia của người mẹ cũng được bộc lộ qua lời dạy của bà với con mình rằng : “Làm người phải biết yêu thương giúp đỡ nhau, không nên ích kỷ”, “ Mẹ không giàu có nhưng sống theo cách ki bo, mẹ không sống nổi”. Từ những câu thoại của bà, ta nhìn thấy được đây là một người phụ nữ thấu hiểu sự đời, đầy tình yêu thương, nhân ái, bà thương con mình và cũng thương lấy những đứa trẻ bất hạnh khác. Bà xót xa khi thấy thằng Nam chẳng có nổi chiếc áo lành lặn để mặc đến trường với bạn với bè trong khi con mình lại có nhiều quần áo. Không những thế, tuy thương con là thế nhưng khi thấy đứa con yêu của mình hành xử sai, có lối sống ích kỉ, bà đã không ngần ngại mà dạy lại con, tất cả chỉ vì mong con có thể trở thành người tử tế, biết yêu thương và sống chan hòa với mọi người. Qua lời kể đầy mộc mạc, giản dị của tác giả, nhân vật người Mẹ hiện lên là người giàu tình yêu thương, thấu hiểu lẽ đời, biết dạy dỗ con cái...

Đoạn trích đã khép lại, cùng với đó là bao bồi hồi và suy ngẫm đến từ độc giả. Hình ảnh người Mẹ tần tảo, giàu tình thương mà Võ Thanh Quân xây dựng đã đem lại ấn tượng, giá trị và ý nghĩa cho đoạn trích, khiến nó sống mãi trong lòng độc giả.

icon-date
Xuất bản : 02/05/2024 - Cập nhật : 02/05/2024