logo

Phân tích nghệ thuật của bài Chiếu dời đô

Câu hỏi: Phân tích nghệ thuật của bài Chiếu dời đô.

Trả lời: 

Phân tích nghệ thuật của bài Chiếu dời đô

Chiếu dời đô là bài chiếu được ra đời vào năm 1010 khi Lí Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên nước từ Đại Việt thành Đại Cồ Việt. Do đó, Chiếu dời đô có ý nghĩa quan trọng, là bản chiếu thông báo sự dời đô và đổi tên nước của một vị vua nước Việt. Bài chiếu được viết bằng áng vắn chính luận - một áng văn với luận điệu hùng hông để thể hiện những ý kiến, quan điểm của mình về những vấn đề nóng bỏng trong xã hội. Là một áng văn khó và có rất ít những tác phẩm sử dụng giọng văn này. Do đó, bằng tài năng cùng những hiểu biết của mình, Lí Công Uẩn đã thể hiện xuất sắc lối viết văn chính luận bằng những lập luận chặt chẽ và những minh chứng, lý lẽ sắc sảo rõ ràng, giàu sức thuyết phục. Ngay từ đầu bài chiếu, ông đã đưa ra những minh chứng về các lần dời đô của những vị vua khác để cho thấy lý do mà mình cũng làm như vậy. Sau đó, nêu ra những sai lầm của các vị vua trước khi không dời đô mà cứ ở yên chỗ cũ. Qua đó cho thấy việc dời đô lần này của ông là hoàn toàn hợp lý, không phải chỉ vì nguyên lợi ích của bản thân mà còn vì lợi ích của cả đất nước, của tất cả nhân dân. Do đó, cho thấy bài chiếu còn là sự kết hợp hài hòa giữa tình và lý. Tuy nhiên, câu hỏi cuối bài chiếu đã cho thấy ông là một vị vua tốt. Không chỉ khăng khăng làm theo ý mình mà còn hỏi cả ý kiến của những người khác. 

icon-date
Xuất bản : 11/01/2023 - Cập nhật : 15/08/2023