logo

Phân tích và cảm nhận truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn

Tác giả Lỗ Tấn là một nhà văn nổi tiếng người Trung Quốc, ông dành cả cuộc đời mình để cống hiến và viết văn phục vụ quê hương, đất nước. Nổi bật trong tác phẩm của Lỗ Tấn là truyện ngắn “Cố hương” đã khắc họa bức tranh hiện thực cuộc sống thông quê và thấy được tình cảm của tác giả dành cho quê hương, đất nước.


Dàn ý phân tích và cảm nhận truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn

* Mở bài:

- Những nét chính về tác giả Lỗ Tấn và tác phẩm Cố hương

* Thân bài:

- Những nội dung khái quát về tác phẩm

- Phân tích những nét chính về cảnh vật quê hương: lạnh lẽo, tiêu điều, đìu hiu

- Suy nghĩ và tâm trạng của tác giả

- Về con người nơi quê hương

- Quảng cảnh và suy nghĩ trên con đường rời xa quê

* Kết bài

- Khẳng định lại ý nghĩa và giá trị của truyện ngắn Cố hương

- Cảm nhận riêng của bản thân

Quang cảnh quê hương gần gũi và ấm áp

Bài văn phân tích và cảm nhận truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn

Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước là điều gì đó đặc biệt trong trái tim mỗi người, đó là vẻ đẹp mang nét đẹp truyền thống, vẻ đẹp thường trực trong tình cảm của mỗi con người luôn dành một phần tình cảm nào đó cho quê hương, nơi mình đã từng sinh ra và lớn lên nhờ sự bao bọc của quê hương. Chính vì lẽ đó, trong các tác phẩm của văn học hay trong các diễn thuyết của các tác giả thành công đều có bóng dáng của quê hương đất nước, truyền đạt một cách rất chân thực và vô cùng mộc mạc nhưng chan chứa những tình cảm lớn lao, đầy ấm áp. Về những nét đẹp như vậy, trong văn học Trung Quốc có nhà văn Lỗ Tấn - nổi tiếng của văn học Trung Quốc với tác phẩm “ Cố hương” đó chính là hành trình về thăm quê cũ của tác giả, để thấy được những nét đẹp và sự thay đổi của khung cảnh quê hương. 

Truyện ngắn kể về những năm tháng xa quê hương của nhân vật tôi, đã hai mươi năm xa cách, nỗi nhớ quê hương đã thường trực trong tâm trí của nhân vật tôi, khi mùa đông lạnh giá đang diễn ra tác giả trở về quê hương của mình, nơi quê cũ mà tác giả đã từng gắn bó. Chắc hẳn, đối với những ai xa quê hương khi trở về đều rất háo hức và mong chờ rằng sẽ có người đợi mình và nhớ thương, thế nhưng điều đó đã không đến với nhân vật “tôi", khung cảnh quê hương là một thôn xóm hoang vắng, tiêu điều, hiu quạnh điều đó khiến cho nhân vật có cảm giác vô cùng buồn bã và thê lương. Đó cũng chính là khung cảnh của một làng quê buồn bã và đầy đau lòng của Trung Quốc đầu thế kỉ 20, đúng là khung cảnh buồn bã thì con người cũng không thể vui nổi, lần này, nhân ật “tôi” trở về quê hương cũng là lần cuối cùng để vĩnh biệt nơi đây để đến một vùng đất khác sinh sống.

Quê hương thanh bình và bình dị

Cảnh vật thay đổi là thế, con người ở đây cũng đã thay đổi và khác hơn nhiều, tác giả đã khéo léo sử dụng những hình ảnh của cả quá khứ và hiện tại để khắc họa. Hai nhân vật trong truyện được tác giả miêu tả tập trung là chị Hai Dương và anh Nhuận Thổ. Với Nhuận Thổ, một nhân vật được miêu tả có khuôn mặt tròn và nước da ngăm ngăm bánh mật, cổ có đeo một chiếc vòng bạc, đôi tay hồng hào và có đội một chiếc mũ bé trên đầu. Nhuận Thổ gợi lên vẻ đẹp của quá khứ đó là những ngày tháng đi rong ruổi, nhặt vỏ sò, bẫy chim,…Lúc nhỏ, hai người là đôi bạn thân, không bị địa vị xã hội hay bất cứ rào cản nào chi phối giữa họ là tình bạn đẹp chân thành và tỏng sáng. Thời gian trải qua nhiều năm, Nhuận Thổ giờ đây là một người nông dân già nua, nghèo khổ, cái nghèo khổ không chỉ ám muội lên Nhuận Thổ mà cả nơi làng quê đau thương này. Còn chị Hai Dương trước đây là một cô gái xinh đẹp, ấm áp và xinh xắn bán đậu phụ trong ngôi làng thân thuộc, có duyên khi bán hàng bao nhiêu thì giờ đây đã trở thành một người phụ nữ thay đổi và biến chất về tính nết, trở nên xấu xí, đánh đá và cọc cằn vô cùng, đó chính là sự ngậm ngùi của tác giả khi thấy được sự thay đổi của làng quê và của con người quê hương. Có sự khác biệt và đối lập hoàn toàn giữa hai nhân vật, ở Nhuận Thổ, tuy nghèo và già nua nhưng vẫn giữ được tấm lòng lương thiện, tấm lòng hiền lành của người nông dân. Nhưng ở chị Hai Dương lại có sự thay đổi rõ rệt về bản chất, tha hóa về tính cách và về lối sống của chị. Nguyên nhân của tất cả những điều đó là do cái nghèo khổ, cái tha hóa của xã hội lúc bấy giờ, do mất mùa, đói kém hay quan lại, bóc lột của các thế lực và cũng do con người không có những suy nghĩ cầu tiến và hạn hẹp trong suy nghĩ.

Chính vì những nét đó, nhân vật “tôi” cảm thấy buồn bã về nơi quê hương của mình, khi rời quê mà không có một điều gì lưu luyến, chỉ thấy tẻ nhạt và buồn bã, đâu đó chất chứa những ngột ngạt của cuộc sống và không khí nơi đây. Câu chuyện là sự suy ngẫm và cái nhìn lại của nhà văn: “Kì thực trên mặt đất làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Những nỗi buồn của quá khứ và hiện tại khiến cho nhà văn buồn bã nhưng ông vẫn luôn hướng về tương lai, hướng về cuộc sống sau này có thể thay đổi được cuộc sống. Có thể vì lẽ đó, nên tác giả đã đưa ra  những định hướng đổi mới cho quê hương, thay đổi thực tại khi xây dựng nên những con đường làng mới, cuộc sống mới mẻ cho mai sau.

Với tài năng nghệ thuật thiên phú của mình, tác giả đã xuất sắc và thành công khi miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật kết hợp với nhiruf yếu tố sáng tạo đã tạo nên một tác phẩm đầy giá trị, Lỗ Tấn đã khéo léo phơi bày hiện thực xã hội của Trung Quốc lúc bấy giờ, Tác phẩm đã để lại một hiện thực và triết lí vô cùng sâu sắc. Tác phẩm "Cố hương” của Lỗ Tấn đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc nhờ những tình cảm cao đẹp và ý nghĩa với quê hương đất nước, đó cũng là để con người tự hào về quê hương cố gắng thay đổi và phát triển quê hương tươi đẹp.

----------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Phân tích và cảm nhận truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn để thấy được lòng yêu quê hương đất nước, bức tranh quê hương và những suy nghĩ sẽ cống hiến công sức của mình trong công cuộc phát triển quê hương ngày càng tươi đẹp và đổi mới hơn.

icon-date
Xuất bản : 07/01/2023 - Cập nhật : 15/08/2023