logo

Phân tích một số thủ pháp trào phúng trong văn bản Đi cấp cứu trên “tàu viễn dương” 

Cùng Toploigiai Trả lời câu hỏi: Phân tích một số thủ pháp trào phúng trong văn bản Đi cấp cứu trên “tàu viễn dương” SGK Ngữ Văn 8 Chân trời sáng tạo. 

Câu hỏi: Phân tích một số thủ pháp trào phúng trong văn bản Đi cấp cứu trên “tàu viễn dương”.


Trả lời cách 1

Một số thủ pháp trào phúng trong văn bản Đi cấp cứu trên “tàu viễn dương” được thể hiện qua: 

- Cách nhà văn xây dựng tình huống xung đột giữa các nhân vật để tô đậm lên tác hại của sự giả dối và sĩ diện:

+ Hưng nói dối việc mình là thuyền trưởng tàu viễn dương để hỏi cưới Nhàn nhưng Nhàn lại biết sự thật. 

+ Ông Nha bị bỏng đi cấp cứu nhưng vẫn nghĩ mình đang được đi cấp cứu ở trên tàu viễn dương.

+ Nhà văn sử dụng từ ngữ mang tính mỉa mai cao: Hảo danh, sĩ, cứ phải viễn dương cơ, biển cơ. Không có cái hảo danh của các vị thì làm gì có việc gì rắc rối....

+ Nhà văn xây dựng các lời thoại xung đột giữa các nhân vật, sử dụng câu từ mỉa mai, châm biếm, qua đó để thấy rõ tính cách và thói sống sĩ diện của từng người.


Trả lời cách 2

- Nhà văn đã tạo ra các tình huống xung đột giữa các nhân vật để làm nổi bật hậu quả của sự giả dối. Ví dụ, Hưng đã nói dối Nhàn nhưng Nhàn lại biết sự thật; Ông Nha đã bị bỏng nhưng khi tỉnh dậy vẫn nghĩ mình đang trên tàu viễn dương.

- Tác giả sử dụng ngôn từ mang tính châm biếm, ví dụ như việc gọi các nhân vật là "hảo danh sĩ", "viễn dương cơ" hay "biển cơ". Bản thân việc có "hảo danh" làm cho các nhân vật rơi vào những tình huống rắc rối và đau khổ.

- Để miêu tả rõ nét tính cách của các nhân vật và chỉ ra sự thái quá của thói sống hảo danh, mắc bệnh sĩ, tác giả đã sử dụng câu từ châm biếm và tạo ra các tình huống xung đột trong truyện.

>>> Xem thêm: Soạn bài Đi cấp cứu trên “tàu viễn dương” lớp 8 trang 116, 123 Chân trời sáng tạo

icon-date
Xuất bản : 08/03/2023 - Cập nhật : 15/08/2023