logo

Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích để thấy rằng Nguyễn Du đã dựng nên một bức tranh tâm tình đầy xúc động

“Kiều ở lầu Ngưng Bích” được trích từ Truyện Kiều, diễn tả tâm trạng của Thúy Kiều qua cảnh vật. Dưới đây là một số mẫu phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích để thấy rằng: Nguyễn Du đã dựng nên một bức tranh tâm tình đầy xúc động. Mời các bạn tham khảo nhé!


Mục lục nội dung

Mẫu số 1

Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích để thấy rằng: Nguyễn Du đã dựng nên một bức tranh tâm tình đầy xúc động

    Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc với kho tàng văn thơ khổng lồ, ông ra đi để lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm kiệt tác. Tiêu biểu là tác phẩm Truyện Kiều nói về số phận bi thương của nàng Kiều cô đơn, hờn tủi với lòng hiếu thảo và sự thủy chung của mình. Tiêu biểu là đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nằm ở phần thứ hai của “Gia biến và lưu lạc”. Chỉ với 22 câu thơ đã lột tả được tình cảnh xót thương của người con gái hồng nhan bạc phận.

    Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du sử dụng bút pháp nghệ thuật miêu tả, tự sự đặc sắc để nói lên nỗi buồn tủi cơ đơn tột cùng của Kiều ở Lầu Ngưng Bích:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Tác giả khéo léo xây dựng cảnh ngụ tình, dùng từ “khóa xuân” cho thấy hoàn cảnh đau buồn của nàng, khép mình, khóa kín tuổi xuân, bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Nàng Kiều cô đơn giữa bốn bề mênh mông bát ngát, “non xa- tăng gần” tạo nên không gian rộng mở, khiến sự cô đơn đó trở nên càng đau thương, tủi nhục, sự cô đơn tột cùng của Kiều ở lầu xanh không có một người thân quen. Kiều bị nhốt ở Lầu Ngưng Bích như con chim bị nhốt trong chiếc lồng nhỏ bé giữa không gian rộng lớn, không gian khép kín “mây sớm đèn khuya” một mình bơ vơ với nỗi “bẽ bàng” tủi hổ cho chính thân phận của mình khi bị Mã Giám Sinh làm nhục và ép vào làm gái lầu Ngưng Bích. Một thiếu nữ xinh đẹp đoan trang lại bị cuộc sống bóp nghẹt, tâm tư nặng trĩu nỗi lòng, nỗi lòng chi đôi chỉ biết làm bạn với cảnh vật“nửa tình nửa cảnh”.

    Trong nỗi cô đơn tột cùng ấy cũng chất chứa nỗi nhớ quê hương, gia đình, nỗi nhớ người thương được thể hiện qua 8 câu thơ tiếp theo:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Nàng Kiều nhớ về lời hẹn thế với Kim Trọng “ dưới nguyệt chén đồng” với nỗi nhớ da diết khôn nguôi. Nàng nhớ về những kỷ niệm một thời son sắc, mặn nồng đôi lứa là thế mà giờ đây mỗi người một ngả. Các từ ngữ “trông, chờ” và “rày, mai” thể hiện tâm tư của Kiều nghĩ rằng Kim Trọng cũng đã nhớ về mình tha thiết, khiến nàng càng thấp thỏm lo âu. Càng lo lắng, nàng lại càng nghĩ về thân phân tủi nhục của mình bấy giờ. Tác giả sử dụng hình ảnh ẩn dụ “tấm son” kết hợp với câu hỏi tu từ “ gột rửa bao giờ cho phai” nói lên tầm lòng thủy chung của nàng Kiều với Kim Trọng, nàng mong muốn gột rửa được nỗi nhục này để đáp lại tình yêu của Kim Trọng. Bên cạnh nỗi nhớ người thương, nàng cũng không ngừng nhớ về gia đình của mình:

Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm

    Ngay từ câu đầu tiên, Nguyễn Du đã sử dụng từ “xót” để thể hiện sự đau đớn của Kiều khi nghĩ về cha mẹ của mình. Nỗi nhớ da diết ấy tựa “hôm mai”, kéo dài theo năm tháng “cách mấy nắng mưa”. Kiều lo cho cha mẹ mình ở quê nhà cô đơn không ai chăm sóc, “quạt nồng ấm lạnh, Sân Lai, Gốc tử” đã nói lên tâm trạng đầy thương nhớ, âu lo của Kiều lo rằng cha mẹ già yếu không có ai bên cạnh, ai sẽ quạt cho cha mẹ ngủ khi nóng, ai sẽ đắp chăn ấm cho cha mẹ lúc trời đông giá lạnh. Tuy rằng số phận của nàng cũng đáng thương nhưng nàng vẫn lo lắng cho cha mẹ của mình và một lòng với Kim Trọng, quả là một người con hiếu thảo và một người phụ nữ thủy chung, son sắc.

    Tâm trạng cô đơn, buồn tủi của Kiều và dự cảm không lành của Kiều về tương lại mù mịt được để hiện ở 8 câu thơ cuối cùng. Mỗi cảnh vật hiện lên với những nét đặc sắc riêng trong tâm tư của Kiều

Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Hình ảnh “cửa bể chiều hôm” gợi cho ta thấy khung cảnh biển chiều ta xanh thẳm, u tối như số phận của Kiều. Con thuyền đơn độc “thấp thoáng, xa xa” gợi sự bơ vơ, lẻ loi như chính niềm hi vọng mong manh đang bị đưa đẩy của Kiều, nàng không biết khi nào mới được thoát khỏi trốn giam cầm tủi nhục, không biết bao giờ gột rửa được thân phận ô nhục để trở về quê hương báo hiếu gia đình, về bên người mình yêu. Cái nhìn của Kiều đã dần gần hơn nhưng vẫn chất chữa nối niềm vô tận:

Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?

“Buồn trông” với nỗi buồn man mác về canh hoa trôi vô tận “ biết là về đâu” chính như số phận của Kiều mênh mông trôi dạt không có đích đến. Nhìn những cánh hoa rơi, kiều lại càng xót xa cho thân phận mình, nàng cũng nhớ Kim Trọng da diết. Nỗi niềm sâu thẳm của Kiều không chỉ hiện lên ở mặt nước mênh mông là cỏ cây cũng lắng nghe tiếng lòng của nàng:

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Từ láy “rầu rầu” cho ta thấy một bãi cỏ héo úa, xác xơ như chính số phận của Kiều. Kiều đã bị hoàn cảnh vùi dập tuổi xuân, biến tuổi xuân của người thiếu nữ tài sắc vẹn toàn thành một màu vô vị, tán úa. Màu “xanh xanh” của trời đất vốn là màu của niềm tin hi vọng mà lại thành nỗi xót xa, dằn vặt trong lòng Kiều. Cảnh tưởng đang êm ả, bỗng dưng dậy sóng:

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Hình ảnh dữ dội ập đến”gió cuốn mặt duềnh” như những sóng gió, tai ương sắp ập đến cuốn lấy thân xác héo úa của Kiều. Nguyễn Du khéo léo sửu dụng hình ảnh ẩn dụ”ầm ầm tiếng sóng kêu” để nói lên sự sục sôi trong lòng Kiều và cạm bẫy đang ầm ầm kéo đến cuộc đời của Kiều, dự cảm về một cuộc đời đầy sóng gió.

    Đoạn trích thể hiện tâm trạng buồn tủi, đau thương và cô đơn của Kiều nơi chốn Lầu xanh hiu quạnh. Qua đó nổi bật lên nhân vật Kiều với tấm lòng thủy chung và lòng hiếu thảo, vị tha vô bờ bến. Lên án sự bất công của xã hội phong kiến đầy ai oán khiến nhiều kiếp người lâm vào cảnh bi thương. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là đoạn trích thể hiện thành công trái tim yêu thương, chia sẻ của đại thi hào nổi tiếng Nguyễn Du. 


Mẫu số 2

Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích để thấy rằng: Nguyễn Du đã dựng nên một bức tranh tâm tình đầy xúc động

    Truyện Kiều là một tác phẩm đặc sắc làm nên tên tuổi của Nguyễn Du. Nổi bật của tác phẩm là đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” với hoàn cảnh bi thương của của Thúy Kiều khi gia đình gặp tai họa, Kiều bị Mã Giám Sinh lừa gạt bán vào lầu xanh. Tại đây, Kiều tha thiết nhớ thương gia đình và người yêu của mình.

    Trước hết, 6 câu thơ đầu đoạn trích chất chứa tâm trạng buồn tủi của Kiều hiện lên trong cảnh vật xung quanh:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Khung cảnh lầu Ngưng Bích được khắc họa rõ nét dưới ngòi bút của Nguyễn Du, từ lầu Ngưng Bích ta có thể thấy khung cảnh núi non bao la, bát ngát, có trăng tròn, có cồn cát,...thế nhưng, chính khung cảnh đẹp đẽ đó lại là nơi “khóa xuân”, chôn vùi tuổi xuân, chôn vùi tình yêu và hy vọng vào cuộc sống của thiếu nữ hồng nhan bạc phận. Cảnh vật “bốn bề bát ngát” mà lại chẳng có một ai bầu bạn, tâm sự với nàng. Dù cảnh vật có hùng vĩ bao nhiêu thì trong mắt Kiều, nó đều trở nên ngổn ngang, mù mịt như chính số phận của nàng lúc bấy giờ. Giữa không gian bao la, đầy cô đơn, Kiều “bẽ bàng” tủi hổ khi bị Mã Giám Sinh làm nhục, để rồi nàng bị vấy bẩn tâm hồn trốn lầu xanh không biết bao giờ mới có thể rũ bỏ, nàng lẻ loi một mình với bao tủi nhục, lòng nàng chia làm đôi.

    Chính sự thật đau lòng ấy khiến Kiều nhớ về những hồi ức đẹp đẽ với Kim Trọng:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Nàng nhớ đến những ngày tháng say trong men nồng của hạnh phúc lứa đôi dưới ánh trăng tình tứ, Kiều và Kim Trọng đã uống với nhau chén rượu hẹn thề bên nhau suốt kiếp, vậy mà giờ mỗi người một nơi. Kiều nghĩ rằng Kim Trọng du ở nơi xa vẫn ngày đêm nhớ thương nàng “rày trông mai chờ” trong vô vọng. Những câu văn được Nguyễn Du khéo léo sử dụng lời độc thoại nói lên tiếng nói da diết trong trái tim của người con gái luôn hướng về ý trung nhân của đời mình. Nghĩ đến tình cảm của Kim Trọng dù ở xa “bên trời góc bể” vẫn nhớ về mình, Kiều lại thấy tủi nhục với hoàn cảnh của mình, không biết bao giờ mới có thể rửa trôi đi nỗi nhục đó để có thể đường hoàng đáp lại tình cảm của Kim Trọng.

    Trước nỗi nhớ người yêu, lòng Kiều cũng dạt dào nỗi nhớ về cha mẹ:

Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm

Nàng vì chữ hiếu mà phải rời xa quê hương, gia đình nên nỗi lo âu lớn nhất trong lòng nàng là lo cho cha mẹ ở nhà không có ai chăm sóc. Ở những câu thơ trên nàng “tưởng” khi nhớ về người thương thì những câu thư sau nàng thấy “xót” thương vô tột cùng. Nàng tự dằn vặt bản thân, day dứt khi không thể chăm nom, lo lắng cho bố mẹ, nàn trăn trở rằng ở nhà ai quạt cho bố mẹ khi trời nóng, ai đắp chăn ấm cho bố mẹ khi giá rét. Tác giả sử dụng các từ ngữ mang tính điển tích, điển cố “Sân Lai, Gốc tử” để nhấn mạnh tâm trạng đầy xót thương của Kiều khi cha mẹ đã già yêu mà không thể phụ dưỡng. Nàng tự trách bản thân mình không thể làm tròn chữ hiếu, đạo con. Nguyễn Du cho tác giả cảm nhận được Kiều vừa là một người phụ nữ với tấm lòng vị tha, chung thủy vừa là một người con hiếu thảo, phẩm chất đó ở Kiều thật đáng trân trọng.

    Trước những bi kịch đó, Kiều suy ngẫm về một tương lai mù mịt của mình:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Nguyễn du sử dụng một loạt từ láy “xa xa, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm” để làm nổi bật lên suy nghĩ đầy ngổn ngang của Kiều. Việc lặp đi lặp lại từ “buồn trông” 4 lần để hiện nỗi buồn sâu thẳm, luôn cay cái trong lòng về số phận éo le của mình. Nỗi buồn ấy bao trùm khắp không gian và được gửi gắm vào hình ảnh “thuyền ai thấp thoáng xa xăm” lúc chiều tà, chiếc thuyền lẻ loi, cô quạnh như tâm trạng của Kiều hiện tại. Nỗi buồn của nàng còn được hiện ra với hình ảnh chảy trôi lững lờ của những cánh hoa trên mặt nước. Những cánh hoa cứ trôi mãi không biết đi về đâu như cuộc đời mất phương hướng, chịu sự định đoạt của người khác. Nàng như những cánh hoa mỏng manh, yếu đuối giữa đời, không biết cuộc đời sẽ đưa đẩy nàng đến đâu? Nhìn về phía xa xăm nàng thấy một màu xanh của chân trời. Màu xanh đó tưởng chừng như sự tự do, hạnh phúc nhưng trong con mắt của Kiều, màu xanh đó là một màu xanh “rầu rầu” héo úa như những ngọn cỏ khô. Trước những nỗi niềm đượm buồn đó, nàng dự tính một dự cảm chẳng lành về tương lai. “Gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng sóng” như những tối tăm, mù mịt của cuộc sống đang tiến đến bủa vây lấy tâm trí nàng. Pháp nhân hóa “sóng kêu” khiến câu thơ thêm sinh động và lột tả được tâm trạng dân trào của Kiều trước những nghịch cảnh của cuộc đời đến với số phận của người phụ nữ yếu đuối.

    Đoạn trích khép lại với bức tranh nhuộm màu u tối bởi nỗi lòng của Thúy Kiều. Nàng như chú chim nhỏ bị nhốt trong lồng với khát khao mãnh liệt thoát ra để tìm lại sự tự do, yêu đời và yêu cuộc sống. Nguyễn Du đã thành công miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều bằng những cảnh vật đặc sắc. Qua đó cũng thể hiện sự tiếc thương của tác giả dành cho những số phận đầy oan trái dưới sự bất công của của xã hội phong kiến xưa.

-----------------------------

Trên đây là một số mẫu bài văn phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích để thấy rằng: Nguyễn Du đã dựng nên một bức tranh tâm tình đầy xúc động do Toploigiai biên soạn, hy vọng sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các bạn, cảm ơn các bạn đã theo dõi!

icon-date
Xuất bản : 29/11/2022 - Cập nhật : 28/08/2023