Nghiên cứu biến đổi xã hội nói chung và biến đổi cơ cấu xã hội nói riêng là đòi hỏi cấp bách trong nhận diện thực trạng, xu hướng vận động và phát triển xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.
Cùng Top lời giải tìm hiểu phân tích điều kiện gây nên biến đổi xã hội dưới đây!
- Biến đổi xã hội là một đặc trưng chung của mọi xã hội. Tất cả các xã hội luôn tồn tại trong quá trình vận động và phát triển (hoặc suy thoái). Chính sự vận động đó là quá trình liên tục diễn ra biến đổi xã hội. Theo các nhà nghiên cứu xã hội hiện đại, chính trong quá trình đó mà các thành tố của cấu trúc xã hội, các giá trị, chuẩn mực, thiết chế, quan hệ xã hội, hệ thống phân tầng xã hội biến đổi theo thời gian.
- Về cơ bản, sự biến đổi xã hội thường diễn ra theo hai quá trình kiến tạo và truyền bá. Đó là sự kết hợp hai hay nhiều nhân tố đang tồn tại và vận động thành các quy tắc sử dụng mới. Kiến tạo bao gồm cả vật chất, vật chất, văn hóa và cấu trúc xã hội. Xã hội càng phức tạp và đa dạng thì biến đổi càng diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ.
- Những nhân tố ảnh hưởng đến biến đổi xã hội rất phức tạp. Ta có thể phân chia thành nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Nhân tố bên trong xuất phát từ bên trong một cơ thể xã hội cụ thể và bao giờ cũng diễn ra những biến đổi quan trọng trong tổ chức và cấu trúc xã hội. Các nhân tố bên ngoài thường được nhắc đến là: cách mạng công nghệ - kỹ thuật, tư tưởng, xung đột và bất bình đẳng cấu trúc. Các nhân tố bên ngoài có nguồn gốc từ môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội cụ thể mà xã hội đó tồn tại. Chính sự tương tác giữa hệ thống xã hội cụ thể với môi trương tự nhiên - xã hội bên ngoài mà cả hai cùng biến đổi. Tuy nhiên ở đây chỉ quan tâm tới sự biến đổi của một xã hội cụ thể. Một nhân tố bên ngoài của sự biến đổi thể hiện rõ nhất là quá trình truyền bá trong tương tác lẫn nhau giữa hai hệ thống bên trong và bên ngoài. Đó thực tế là sự giao tiếp và trao đổi với nhau thông tin và tư tưởng một cách thường xuyên.
- Nhà xã hội học T.Parsons giải thích biến đổi xã hội xuất phát từ hai nguồn gốc: có thể do tác động từ bên ngoài hệ thống xã hội cũng có thể do sự căng thẳng từ chính bên trong hệ thống. K. Marx giải thích mọi xung đột và biến đổi xã hội suy đến cùng đều bắt nguồn từ xung đột giai cấp, do mâu thuẫn lợi ích giai cấp. Theo K. Marx, điều kiện vật chất là cơ sở của xung đột và các quan hệ kinh tế cơ bản quyết định cấu trúc xã hội. Giải thích về điều này, M. Weber cho rằng thị trường mới chính là cơ sở kinh tế của giai cấp chứ không phải là tài sản kinh tế. Ông khẳng định, yếu tố quan trọng cho sự di động xã hội đi lên của cá nhân hay nhóm xã hội là khả năng chiếm lĩnh thị trường.
- Nghiên cứu về biến đổi xã hội ở nước ta nhiều năm qua chủ yếu được tiếp cận dưới góc độ triết học với quan niệm chung là sự vận động và phát triển của xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên, là sự thay thế nhau của các hình thái - kinh tế xã hội. Thời gian gần đây, khi xã hội học ngày càng trở thành một ngành khoa học quan trọng trong nghiên cứu xã hội thì đa số các nghiên cứu về biến đổi xã hội được tiếp cận dưới góc độ xã hội học. Các lý thuyết xã hội học được vận dụng trong nghiên cứu xã hội học về biến đổi xã hội phổ biến là: thuyết tiến hóa, thuyết chức năng - cấu trúc và thuyết xung đột gắn liền với tên tuổi của các tác giả: A. Comte, T. Parsons, M. Weber và K. Marx.
- Biến đổi xã hội là một hiện tượng mang tính phổ biến nhưng nó diễn ra không giống nhau giữa các xã hội. Mỗi xã hội đều biến đổi thông quan thời gian nhưng do điều kiện khác nhau nên các xã hội biến đổi theo những nhịp độ nhanh, chậm khác nhau.
- Biến đổi xã hội vừa mang tính kế hoạch vừa mang tính phi kế hoạch:
+ Biến đổi có kế hoạch là các chương trình hành động được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn thực hiện, có phân bổ nguồn lực và các biện pháp thực hiện nhằm đạt được một mục tiêu đề ra. Do đó, những biến đổi do con người chù động tạo nên đều là biến đổi có kế hoạch và con người có thể kiểm soát được như: quá trình đô thị hóa hay như chuyển đổi cơ cấu lao động - nghề nghiệp, phát triển kinh tế, ngoại giao, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu... Biến đổi phi kế hoạch là những việc xảy ra ngoài ý muốn của con người, hay do tự nhiên sinh ra mà con người không tự kiểm soát được ví dụ: quá trình đô thị hóa kéo theo đó là sự di chuyển lao động từ nông thôn ra thành phố, hiện tượng thất nghiệp, tệ nạn xã hội, giao thông, ô nhiễm môi trường,...
- Biến đổi xã hội khác biệt về thời gian và hậu quả:
+ Có những biến đổi kéo dài chỉ trong một thời gian ngắn và không ảnh hưởng lâu dài đến đời sống cộng đồng, nhưng có những biến đổi dẫn đến sự thay đổi của nhiều thế hệ. Ví dụ: Đoàn thanh niên tổ chức phong trào thanh niên tình nguyện về các vùng nông thôn truyền thông, giáo dục cho người dân ý thức bảo vệ môi trường, các phong trào hoạt động của thiếu nhi,... những hoạt động thu hút được sự quan tâm và sự tham gia của thanh niên, người dân tại địa phương kết quả là ý thức và hành động của người dân có những chuyển biến rõ rệt, các vấn đề về bảo vệ môi trường, các hoạt động thanh thiếu nhi được quan tâm. Nhưng sau khi đoàn tình nguyện rút khỏi địa phương không có người tuyên truyền, không có chế tài nào ràng buộc trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường, không có cơ quan, tổ chức, đoàn thể nào đứng ra chịu trách nhiệm vấn đề này phong trào bị lắng xuống và mất dần trong một thời gian ngắn. Song những vấn đề biến đổi về khoa học công nghệ như Internet ra đời đã làm thay đổi đời sống người dân không chỉ bây giờ mà còn về sau.
+ Do vậy, trong thực tế ảnh hưởng biến đổi xã hội cũng khác nhau tùy thuộc vào tính chất, mức độ phạm vi của nó. Thay đổi xã hội là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển của xã hội loài người, sự biến đổi xã hội này có thể tạo nên ảnh hưởng vừa tích cực vừa không tích cực, chẳng hạn như internet nó mang lại khả năng tiếp cận thông tin bên ngoài xã hội và thế giới nhanh, đa dạng làm thay đổi toàn bộ bộ mặt đời sống cả về vật chất và tinh thần của người dân trên tất cả các lĩnh vực nhưng nó cũng tác động tới những thay đổi trong hệ thống các giá trị chuẩn mực, các hành vi ứng xử khi chúng ta không biết chọn lọc thông tin.
- Xã hội là một hệ thống các hoạt động, các quan hệ của con người và đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá,… có sự tác động qua lại giữa các cá thể các tầng lớp. Mọi xã hội đều không ngừng biến đổi, sự biến đổi đó diễn ra thường xuyên, hàng ngày.
- Biến đổi xã hội là một quá trình qua đó các khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi theo thời gian. Sự biến đổi này diễn ra trong các phạm vi khác nhau, từ nhỏ đến lớn, từ vi mô tới vĩ mô, và chịu tác động của nhiều nhân tố và điều kiện khác nhau.
+ Thứ nhất, biến đổi xã hội là một quá trình, nên cần phải có thời gian. Bất kì một sự biến đổi nào cũng cần thời gian. Đây là điều kiện quan trọng để tạo ra sự khác biệt.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, sự thay thế các hình thái xã hội đều phải trải qua một sự vận động khá lâu dài, cho dù xã hội biến đổi từng ngày từng giờ, nhưng trên phạm trù vĩ mô rất khó nhận ra điều này. Trải qua thời gian sự biến đổi này sẽ ngày càng rõ ràng, và đến một lúc nào đó các khuôn mẫu, các quan hệ xã hội, các thể chế hình thái, các mâu thuẫn xung đột đang tồn tại có thể được thay thế bằng cái mới thích hợp hơn, tiên bộ hơn, phù hợp hơn. Thời gian chính là yếu tố tạo ra sự khác biệt, sự vận động và tương tác nội tại trong xã hội, trải qua thời gian sẽ làm biến đổi chính bản thân nó.
+ Thứ hai, bất kỳ một sự bến đổi nào cũng phải diễn ra trong một hoàn cảnh cụ thể, sự biến đổi xã hội cũng không phải ngoại lệ. Biến đổi xã hội phải đắt trong một hoàn cảnh cụ thể cả về văn hoá và vật chất. Hoàn cảnh có thể sinh ra sự biến đổi, khi hoàn cảnh thay đổi nó tác động đến xung quanh và làm biến đổi chúng. Trong những hoàn cảnh và những điều kiện thuận lợi, các cuộc cách mạng đã bùng nổ, các xung đột diễn ra và làm thay đổi thể chế, các quan hệ, hình thái xã hội. Trong hoàn cảnh và các điều kiện nhất định con người đã khám phá và đạt được những thành tựu về khoa học công nghệ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển biến đổi xã hội. Chính bản thân con người cũng được sinh ra từ hoàn cảnh , tuy nhiên con người không thụ động và phụ thuộc vào hoàn cảnh, mà còn tác động trở lại làm biến đổi hoàn cảnh. Biến đổi xã hội vì thế mà cần phải có môi trường, hoàn cảnh để triển khai được các yếu tố đem lại sự biến đổi.
+ Thứ ba, sự biến đổi của xã hội còn phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội. Bất cứ một xã hội nào cũng có những nhu cầu về văn hoá, xã hội, chính trị, quyền lợi, sự biến đổi của xã hội cũng xuất phát từ chính những nhu cầu ấy. Con người bản chất luôn muốn tìm tòi , khám phá, phát hiện cái mới, cái tốt hơn. Do vậy, sự đáp ứng những nhu cầu xã hội thường dẫn đến cái mới, cái tiến bộ. Đó là động lực thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tư duy, sáng tạo, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Trong lịch sử đã trải qua nhiều hình thái xã hội khác nhau, mà ở mỗi chế độ xã hội lại rất khác nhau về các lĩnh vực, nhưng các hình thái đó đều có một xu hướng phát triển chung, đó là ngày càng văn minh, ngày càng hoàn thiện và tiến bộ hơn. Con người sống dưới chế độ nô lệ không một ngày được biế đến tự do, ngay bản thân của mình mà họ cũng không có quyền quyết định , vận mệnh của họ là do các chủ nô quyết đinh, đều được sinh ra là con người vậy mà những người nô lệ bị chủ nô hành hạ về cả thể xác và tinh thần, họ bị coi như là những món đồ, bản thân những người chú nô con coi họ không bằng cả nhứng con vật. Chính vì thế mà con người sống dưới chế độ này, luôn mơ ước về một cuộc sống mà họ được quyết định mọi thư thuộc về họ, họ được coi là những con người theo đúng nghĩa.
- Ngoài những điều kiện đã phân tích ở trên, sự biến đổi của xã hội còn chịu tác động của nhiều nhân tố khác:
+ Thứ nhất, các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên: bao gồm toàn bộ các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên như: vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, sông ngòi , hệ động thực vật…Đây là các nhân tố tiềm năng và nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến đổi của xã hội, tới lối sống, hành vi và hoạt động ứng xử của con người. Để phân tích điều trình bày ở trên ta đi phân tích vào một lĩnh vực làm ví dụ. Ta đi sâu vào phân tích tài nguyên khoáng sản, đây là lĩnh vực có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế, chính trị của mỗi quốc gia. Một quốc gia có tài nguyên khoáng sản phong phú, sẽ có điều kiện rất thuận lợi để phát triển các lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh năng lượng, va thúc đẩy các ngành khác phát triển. Ngược lại những quốc gia khác khan hiếm hoặc không có tài nguyên thiên nhiên sẽ gắp khó khăn nhiều mặt, điều này gây ảnh hưởng đến tốc đọ phát triển kinh tế xã hội, góp phần ngăn cản quá trình biến đổi xã hội.
+ Bên cạnh các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên thì các nhân tố khoa học kỹ thuật cũng có tác động rất lớn, kỳ thuật và công nghệ góp phần không nhỏ vào sự biến đổi của xã hội. Lịch sử đã chứng minh, xã hội loài người phát triển qua ba nền văn minh nông nghiệp, công nghiệp và hậu công nghiệp, mà gắn liền với các nền văn minh đó là kỹ thuật, công nghiệp. Thông thường khi một chế độ kỹ thuật, công nghiệp ra đời nó góp phần chi phối đến xã hội không nhỏ, cho đến khi nó trở nên lạc hậu sẽ dần bị mất đi và được thay thế bằng một hình thức mới phù hợp hơn, quá trình này không ngừng diễn ra. Cách mạng khoa học kỹ thuật đã đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình biến đổi xã hội. Ta có thể lấy dân chứng cụ thể sau: việc chiếc máy hơi nước đầu tiên ra đời ở Anh vào thế kỷ XVII đã mở ra một thời đại khoa học kỹ thuật mới, đánh dấu một mốc lịch sử quan trong. Liên hệ trực tiếp với ngày nay, khi Internet ra đời đánh dấu sự ra đời của thời đại công nghệ thông tin, chỉ tinh riêng tại Việt Nam khi Internet xuất hiên đã lam thay đổi hoàn toàn bộ mặt của đất nước. Để theo kịp sự phát triển của xã hội ,bản thân mỗi người không ngừng học tập, cho tới nay phần lớn giới trẻ ở đất nước ta đều có thể sử dụng Internet. Điều này đánh dấu một mốc quan trọng trong sự biến đổi xã hội.
+ Thứ ba, nhóm các nhân tố chủ thể xã hội. Chủ thể xã hội là các cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng, thiết chê hay thể chế cùng quan hệ giữa chúng. Trong chủ thể xã hội, vai trò của quần chúng nhân dân giữ một ví trí quan trọng, họ vừa là chủ thể vừa là tác nhân gây biến đổi xã hội. Bên cạnh đó cũng phải nhắc tới vai trò của nhưng người giữ vị trí quan trọng như các nhà lãnh đạo, các vị lãnh tụ, chính họ là những người lãnh đạo quần chúng tạo ra sự biến đổi xã hội.
+ Thứ tư, nhóm các nhân tố văn hoá - xã hội, gồm văn hoá, những cấu trúc xã hội mới, những xung đột, tăng trưởng dân số và tư tưởng. Việc hình thành nền văn hoá mới, với những niềm tin và giá trị mới, cũng có thể tạo ra sự biến đổi xã hội. Tư tưởng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hay kìm hãm biến đổi xã hội.
Những điều kiện và nhân tố đó đã thúc đẩy, tạo ra sự biến đổi xã hội, thay đổi các mối quan hệ, các khuân mẫu, làm biến đổi cuộc sống của con người, trở nên văn minh hơn, phát triển hơn, thích hợp hơn.